Trong kỹ thuật điện, trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Nó thường được ký hiệu bằng chữ Z và được đo trong SI bằng đơn vị đo Ω (ohm). Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng điện xoay chiều, chứa thêm thông tin về độ lệch pha.

Trở kháng của loa là một trong những thông số kĩ thuật ảnh hưởng đến loa karaoke cũng như quyết định cách phối ghép với amply. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về thông số này và lựa chọn các thiết bị phù hợp cho dàn karaoke gia đình.


Ảnh hưởng của trở kháng loa trong việc phối ghép với amply

Việc lựa chọn phối ghép phù hợp là công việc mà bạn cần phải chú ý đến khi lắp đặt dàn âm thanh của mình. Bạn cần phải phối kết hợp trở kháng sao cho trở kháng ra của tầng trước phải bằng chỉ số đầu vào của tầng sau. Để làm được điều này, bạn cần phải có sự hiểu biết và tính toán thật chuẩn xác.

Chúng ta gọi nội trở của nguồn là Rn, trở kháng đầu vào của tầng sau hay chính là tải là Rt, và E chính là nguồn lý tưởng. Cường độ dòng điện I sẽ được tính như sau:
I = E/R = E / (Rn+Rt)

Công suất ở trên tải sẽ được tính theo công thức:
Pt = I.Ut = I.I.Rt = E² * Rt / (Rn + Rt)²

Với công thức trên, công suất tải sẽ lớn nhất chỉ khi nội trở của nguồn và tải bằng nhau. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn phối hợp trở kháng ra sao. Nếu phối hợp một cách chuẩn xác, bạn sẽ được mức công suất lớn nhất. Ngoài ra, việc phối hợp trở kháng còn chống được một phần những năng lượng phản xạ hay nhiễu nội mạch, làm suy yếu tín hiệu. Từ đó, bạn có thể được thưởng thức những âm thanh rõ ràng, sạch nhất.

Vai trò của trở kháng đối với thiết bị loa

Trở kháng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong loa. Chúng quyết định đến chất lượng hoạt động của loa cũng như sự tương thích của thiết bị loa với Ampli. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, loa càng hoạt động ổn định và kết hợp hiệu quả với Ampli khi giá trị của trở kháng càng cao.

Để có được chất lượng âm thanh của loa tốt nhất, hay khi dùng loa để nghe nhạc, xem phim, người ta thường ưu tiên giá trị của trở kháng là 8Ohm hơn là mức 4Ohm. Điều này đã được giải thích và minh chứng bởi thống số damping factor có ở Ampli. Chỉ số này càng cao, bạn càng được thưởng thức những âm thanh mạnh mẽ, chắc khỏe và không vỡ tiếng.

Các tính trở kháng để phối ghép với Ampli đơn giản, hiệu quả

Khi bạn phối ghép loa với Ampli thì phải chú ý đến chỉ số của cả 2 thiết bị này. Các nghiên cứu của những chuyên gia đầu ngành đã chỉ ra rằng trở kháng của Ampli mà lớn hơn tổng trở của loa thì Ampli sẽ bị quá tải. Chúng sẽ khiến cả thiết bị loa lẫn Ampli của bạn bị ảnh hưởng thậm chí là bị chập cháy, hỏng ngay. Bởi vậy, khi phối ghép loa và Ampli, bạn phải đặc biệt chú ý đến điều này.

Việc kết nối loa với Amply karaoke sẽ được thực hiện theo 2 kiểu chính là kết nối song song và kết nối nối tiếp. Với mỗi kiểu kết nối, bạn lại có một cách tính tổng điện trở khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ dùng ký hiệu R để ký hiệu cho điện trở.

Trường hợp kết nối nối tiếp:

Cách tính tổng trở của kiểu kết nối gián tiếp khá đơn giản. Bạn chỉ cần cộng tổng của tất cả các điện trở cần phối ghép lại với nhau sẽ cho ra được điện trở tổng.

R = R1 + R2 + R3 +...+ R(n)

Trường hợp kết nối song song

Với cách kết nối này, cách tính tổng trở phức tạp hơn 1 chút. Nghịch đảo của tổng trở sẽ bằng nghịch đảo của các trở kháng con cộng lại. Công thức của chúng được tính như sau:

1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +...= 1/R(n)

Kết nối loa trở kháng thấp

Đây là kiểu kết nối loa ở mức trở kháng thấp thường gặp trong các dàn âm thanh trình diễn công suất cao, karaoke, nghe nhạc… với khoảng cách giữa loa và amply không quá xa (thường trong khoảng 50-100 mét). Như đã nói ở trên, bạn phải thiết kế sao cho tổng trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của amply, đồng thời khoảng cách nối giữa amply hoặc cục công suất và loa là nhỏ hơn 10m. Nếu khoảng cách lớn hơn, amply không thể cung cấp công suất đủ cho loa hoạt động.

Dạng kết nối này thường gặp những loa có mức trở kháng 4 Ohm, 8 Ohm (một số trường hợp còn có 2 Ohm, 16 Ohm). Hiện nay tất cả các dàn âm thanh karaoke, trình diễn, sự kiện hay các hệ thống nghe nhạc, hội trường đều ứng dụng kết nối loa ở dạng này. Mức công suất của amply chỉ cần đủ hoặc dư ra đôi chút so với công suất loa ở cùng một mức trở kháng (4 Ohm hay 8 Ohm) là bạn đã có thể kết nối và sử dụng hiệu quả.

Kết nối loa trở kháng cao

Dạng kết nối loa trở kháng cao (70V/100V) thường sử dụng trong các hệ thống âm thanh thông báo, phát tiếng nói hay phát nhạc: trường học, siêu thị, hệ thống âm thanh công cộng... Các hệ thống âm thanh này thường sử dụng các loại loa có biến áp (cho phép điều chỉnh mức công suất sử dụng loa) và amply có thể chia vùng để phát ở những khu vực mong muốn.

Kết nối loa ở trở kháng cao mang đến cho người sử dụng ưu điểm hiệu quả âm thanh vẫn đảm bảo khi truyền tín hiệu đi xa từ amply đến loa. Ở những hệ thống âm thanh công cộng, cần đến độ phủ sóng rộng trong không gian lên đến vài ngàn mét vuông với hàng ngàn người, khoảng cách nối dây loa giữa loa và amply sẽ rất lớn buộc phải sử dụng kiểu kết nối loa ở trở kháng cao, để đảm bảo tín hiệu âm thanh không bị suy hao khi truyền đi xa.


Với những thông tin trên, hy vọng quý vị và các bạn có được một ít kiến thức để lựa chọn được những bộ dàn karaoke ưng ý nhất. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn về phối ghép loa karaoke và amply hãy gọi đến 1900.0095 để được đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của Hoàng Audio giải đáp tận tình.
Bài viết khác cùng Box