Vật liệu tôn là một loại vật liệu lợp mái hiện đang được rất nhiều hộ gia đình lựa chọn sử dụng bởi nó có chi phí rẻ hơn so với một số loại mái khác như mái ngói. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc nội dung cách tính diện tích mái tôn chính xác nhất và những lưu ý khi thiết kế mái tôn cho ngôi nhà
1. Cách tính diện tích mái tôn trên bề mặt
Dữ liệu đặt ra là một ngôi nhà được xây dựng trên một ô đất hình chữ nhật có diện tích mặt sàn chính xác là 82m2. Trong đó, chiều dài nhà là 11.7m, chiều cao từ kèo thép đến đỉnh mái tôn là 2m. Vậy diện phần mái lợp tôn là bao nhiêu.


Cách tính diện tích mái tôn

– Từ những dữ liệu đã cho trên ta sẽ tính ra được chiều rộng của ngôi nhà theo công thức tính diện tích hình chữ nhật: 82/11.7=7m.

– Từ đỉnh mái tôn ta hạ một đường cao xuống là trung điểm của chiều rộng. Từ đó ta biết một nửa chiều rộng của ngôi nhà là 3.5m.

– Mái tôn và khung kèo thép tạo hình hình một tam giác. Từ đường cao kèo thép từ đỉnh xuống chân ta được 2 tam giác vuông đều nhau và 2 cạnh góc vuông chính là chiều cao kèo thép và nửa chiều rộng ngôi nhà.

– Áp dụng công thức tính cạnh huyền tam giác vuông ta có: b2 = a2+c2 = 5.5 m đây là độ dài chiều dốc mái tôn.

– Từ các dữ liệu trên ta có cách tính diện tích mái tôn là:

(Chiều dốc mái tôn x 2) x chiều dài mặt sàn= (5.5 x 2) x 11.7= 128.7m2

– Với những ngôi nhà có diện tích khác, chúng ta vẫn phải vẽ rõ mô hình như trên cho dễ tính và áp dụng công thức trên tương tự.
2. Các loại mái tôn phổ biến nhất trong xây dựng biệt thự, nhà đẹp
1.1 Tôn lợp giả ngói
Đây là vật liệu lợp mái tôn có ưu điểm vượt trội là nhìn rất giống ngói thật, thường được sử dụng trong các công trình xây dựng như biệt thự, nhà phố, nhà ở nông thôn. Không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn mang đến ngôi nhà của bạn luồng gió mới tạo nên tính hấp dẫn riêng của ngôi nhà.

1.2 Tôn lạnh
Tôn lạnh là loại tôn lợp mái, được sản xuất từ tấm thép mạ hợp kim nhôm kẽm. Vật liệu tôn này có khả năng phản xạ rất tốt các tia nắng từ mặt trời, giúp bên trong nhà không nóng bức trong những ngày hè oi bức. Tôn lạnh thường được sử dụng trong các công trình nhà xưởng, xưởng sản xuất. Với tính năng vượt trội với khả năng chống ăn mòn cao và khả năng kháng nhiệt hiêu quả.

1.3 Tôn cách nhiệt
Tôn cách nhiệt hay còn gọi là tôn mát. Tương tự như mái tôn lạnh, tôn cách nhiệt có khả năng phản xạ các tia nắng chói chang từ mặt trời vô cùng tốt. Môi trường mát mẻ, không gây độc hại, tiết kiệm chi phí điện năng.


Tôn cách nhiệt bao gồm 3 lớp: Lớp tôn bề mặt, lớp PU và lớp cuối cùng là lớp PP/PVC.

1.4 Tôn cán sóng
Tôn cán sóng là loại tôn được làm bằng chất liệu kẽm nguyên chất và được phủ lên trên một lớp sơn dày để tăng tính thẩm mỹ cho công trình sử dụng.

3. Những lưu ý khi thiết kế mái tôn cho ngôi nhà mới
– Khi thiết kế mái tôn, cần chú ý tới độ dốc của mái. Tùy thuộc vào từng địa thế của ngôi nhà cũng như nơi làm mái tôn mà chúng ta có thể đưa ra những độ dốc của mái tôn phù hợp nhất, dễ thoát nước.
– Phải chú ý tới hệ thống thoát nước trên mái tôn sao cho phù hợp và đảm bảo được tính thẩm mỹ lại không làm ảnh hưởng tới những ngôi nhà hay hạng mục xung quanh đó
– Chú ý các mối hàn của bộ khung mái tôn cần phải kiểm tra và được đảm bảo độ chắc chắn và được thực hiện theo đúng quy trình từ hàn đến sơn chống rỉ cho mối nối. Đặc biệt cần chú ý đến các khớp nối quan trọng như giữa cột chống với kèo cần phải có những thanh sắt khóa để có thể đảm bảo độ an toàn cho mái tôn.
– Đối với những căn nhà đã được xác định ngày giờ khi cất mái, đội thợ thi công lắp đặt cần lưu ý về thời gian bỏ kèo, hay gác xà gồ. Bên cạnh đó, cần phải kiểm tra xem số xà gồ được gác lên kèo đã đúng với những con số may mắn, hợp phong thủy chưa?
– Trong quá trình lợp, lắp đặt mái tôn, cần chú ý tới các phần nối giữa hai tấm tôn liền kề. Thông thường sẽ sử dụng một lớp song. Tiếp theo đó là các ốc vít khi bắn từ tấm lợp xuống xà gồ phải đảm bảo không được quá ngắn làm gây mất an toàn. Nếu thiết kế quá sâu cũng sẽ gây nên hiện tượng lõm tôn và dột, cần bơm keo silicon.

– Khi thiết kế mái tôn cho ngôi nhà, cần chú ý tới yếu tố hướng gió, lợp cùng chiều với chiều só, các sóng chồng lên nhau phải đúng theo quy cách để hạn chế bị tốc ngói khi mưa bão lớn.
Nếu đang muốn lựa chọn những loại mái tôn chất lượng cao và uy tín hãy đến với NS BlueScope Việt Nam. Nhà sản xuất hiện đang cung cấp các sản phẩm: tôn Zacs Hoa Cương, tôn Zacs Bền Màu, BlueScope Zacs Tôn Lạnh, BlueScope Zacs Tấm Trần, Thanh Kèo Zacs đáp ứng mọi nhu cầu về ứng dụng tấm lợp mái và vách cho các công trình xây dựng lớn, nhỏ.

Trên đây cách tính diện tích mái tôn và những lưu ý cùng 1 số kinh nghiệm liên quan đến mái tôn khác mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên đây của chúng tôi.

Xem thêm tôn hòa phát