Có rất nhiều phụ nữ đặt câu hỏi rằng nếu bạn bị ung thư vú thì có thể cho con bú được hay không? Câu trả lời chính là bạn vẫn cho con bú an toàn trừ trường hợp bạn đang hóa trị liệu hoặc điều trị bằng hormone. Nếu bạn đang bị ung thư vú và chưa phẫu thuật cắt bỏ vú đôi thì việc cho con bú là rất có thể, trong trường hợp cắt bỏ một bên vú điều trị ung thư thì bạn vẫn có thể cho con bú bằng bên còn lại. Dưới đây là một số hướng dẫn dành cho bạn nếu bạn đang ung thư vú và muốn cho con bú

1. Nếu bạn có thai sau khi điều trị cắt u và điều trị
- Trong khi bạn xạ trị thì bạn vẫn có thể cho con bú. Bên không có điều trị thì thường to hơn và sản xuất nhiều sữa hơn cho em bé của ban. Không có gì hại cho bé ở trong sữa cả
- Tia bức xạ có thể khiến cho vú sản xuất được ít sữa hơn
- Nếu bạn đang hóa trị thì bạn chỉ có thể chờ việc hóa trị kết thúc thì mới bắt đầu cho con bú được. Và đáng tiếc rằng quá trình hóa trị có thể kéo dài tới 3-4 tháng
- Nếu bạn đàng cho con bú và phát hiện ung thư vú cần hóa trị thì bạn sẽ phải ngừng cho con bú vì các loại thuốc điều trị sẽ có mặt trong sữa của bạn
- Nếu bạn không thể cho con bú nhưng vẫn muốn trải nghiệm với em bé thì có thể có những hình thức bú bổ sung như bú bình với sữa công thức. Việc bạn bế con và cho bé bú bình với sự gần gũi vẫn là một an ủi đối với bạn và cả em bé



2. Cho con bú và thuốc điều trị ung thư vú
Những bà mẹ có khối ung thư có thể không cần phẫu thuật và vẫn cho chỉ định sử dụng thuốc. Điều quan trọng là phải có sự kết hợp và trao đổi giữa các bác sĩ u bướu và bác sĩ nhi khoa. Dưới đây là những loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng và các khuyến nghị cho bệnh nhân ung thư vú muốn cho con bú.

- Abraxane IV: không cho con bú ít nhất 6 đến 10 ngày.
- Adriamycin-Pfs IV: Thuốc này chống chỉ định bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ để sử dụng cho các bà mẹ cho con bú. Không cho con bú ít nhất 7 đến 10 ngày.
- Aredia IV: Thuốc này chưa được xem xét bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ.
- Arimidex uống: Các bà mẹ không nên cho con bú trong khi sử dụng thuốc này.
- Aromasin uống: Ngừng cho con bú nếu sản phẩm này được sử dụng lâu dài. Không cho con bú ít nhất 5 ngày
- Cytoxan uống: Thuốc này chống chỉ định bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ để sử dụng cho các bà mẹ cho con bú. Không cho con bú trong thời gian ít nhất 72 giờ.
- Epirubicin IV: Không cho con bú ít nhất 7 đến 10 ngày.
- Femara oral: Thuốc này chưa được xem xét bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ. Ngừng cho con bú trong khi dùng sản phẩm này hoặc trong khoảng thời gian 10 ngày sau khi ngừng sử dụng.
- Gemzar IV: Không cho con bú tối thiểu 7 ngày.
- Herceptin IV: Thuốc này chưa được xem xét bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ. Nguy cơ là thấp, nhưng chưa biết vào lúc này. Các bà mẹ có lẽ không nên cho con bú trong khi dùng thuốc này.
- Lupron Inj: Thuốc này chưa được xem xét bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ.
- Neupogen Inj: Thuốc này chưa được xem xét bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ.
Nolvadex oral hoặc Tamoxifen oral: Các thuốc này chưa được xem xét bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ. Các bà mẹ sử dụng tamoxifen không nên cho con bú.
- Taxol IV:Thuốc này chưa được xem xét bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ. Không cho con bú ít nhất 6 đến 10 ngày.
- Taxotere IV: Không cho con bú tối thiểu 4 đến 5 ngày.
- Toremifene uống: Không cho con bú tối thiểu 25 đến 30 ngày.
- Vinorelbine IV: Không cho con bú tối thiểu 30 ngày.
- Xeloda: Các khuyến nghị giống như fluorouracil. Các bà mẹ được tiêm 5-FU nên ngừng cho con bú trong tối thiểu 24 giờ. Những người được điều trị tại chỗ sẽ không cần phải ngừng cho con bú nếu diện tích bề mặt là tối thiểu.

Khi bạn đang bị ung thư vú thì chắc hẳn bạn phải tìm đến sữa công thức rồi. Để mua được sữa chất lượng, chính hãng và giá khuyến mãi thì bạn không thể bỏ qua Sendo. Ngoài ra khi mua hàng Sendo để nhận được ưu đãi về giá bán bạn có thể áp dụng voucher giảm giá Sendo.

Tóm lại khi bạn đang có một khối ung thư vú thì vẫn có thể cho con bú được bình thường nếu như không hóa trị hoặc điều trị bằng hormone. Một số loại thuốc được sử dụng điều trị mốt khối ung thư vú cũng hạn chế không cho em bé bú một thời gian sau khi sử dụng thuốc. Nếu có vấn đề gì khó khăn bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ để được chăm sóc cẩn thận hơn. Chúc bạn khỏe mạnh!

>>> Xem thêm bài viết liên quan: "Khi có thai bị tiểu đường nên ăn gì?"