Giá gạo trên thị trường thế giới tăng mạnh do tình hình hạn hán đang đe dọa sản lượng ở các nước xuất khẩu thẩu gạo chủ lực như Thái Lan và Việt Nam đồng thời nguồn cung bị siết chặt khi nhu cầu tích trữ lương thực tăng cao trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, giá lúa mì cũng đang tăng tốc do nhu cầu tăng cao từ các nước nhập khẩu.

Giá gạo xuất khẩu Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong 6 năm

Tờ Bloomberg dẫn dữ liệu từ Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết hôm 1-4, giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu Thái Lan đã tăng lên mức 564 đô la Mỹ/tấn, mức cao nhất kể từ năm 2013. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng vượt mức 400 đô la/tấn, cao chưa từng thấy kể từ từ tháng 12-2018. Giá gạo tăng vì tình hình hình hạn hạn ở Thái Lan và Việt Nam và nhu cầu mua tăng cao của các nước nhập khẩu gạo.

Sản lượng gạo Thái Lan đang bị de dọa bởi tình hình hạn hán nghiêm trọng nhất trong 40 năm qua đang diễn ra ở nước này. Somkiat Makcayathorn, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà đóng gạo Thái Lan (TRPA), nói: “Chúng tôi dự báo sản lượng gạo của Thái Lan trong năm năm sẽ giảm khoảng 1,5-2 triệu tấn. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường xuất khẩu sẽ tăng trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.

Trung tâm Thông tin Kinh tế SCB thuộc Ngân hàng Thương mại Siam (Thái Lan) dự báo nếu tình hình hạn hán kéo dài đến tháng 6, vụ lúa từ tháng 2 đến tháng 7 ở Thái Lan sẽ giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa gạo chính của Việt Nam, tình hình hạn mặn vẫn đang gay gắt có có thể tồi tệ hơn mức hạn mặn lịch sử ở vùng này vào năm 2016. Hạn mặn diễn ra do tổng lượng mưa ở trên lưu vực sông Mê Kông giảm mạnh đồng thời các đập thủy điện Trung Quốc trên sông Lan Thương, vùng thượng nguồn của sông Mê Kông, tích trữ lượng nước quá lớn và xả ít.

Hồi tháng 2, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo xuất khẩu gạo toàn cầu sẽ đạt 45,3 triệu tấn trong năm 2020, giảm 700.000 tấn so với mức dự báo USDA đưa ra hồi tháng 1.

Các nước trên thế giới sản xuất khoảng gần 500 triệu tấn gạo mỗi năm nhưng chủ yếu để phục vụ nhu cầu nội địa. Doanh số xuất khẩu gạo thấp hơn lúa mì, khiến giá gạo dễ biến động mạnh trước những thay đổi cung cầu trên thị trường quốc tế.

Năm 2019, Thái Lan xuất khẩu 7,58 triệu tấn, thu về 131 tỉ baht, giảm lần lượt 32% về số lượng và 25% về giá trị so với năm 2018. Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan dự báo Thái Lan sẽ xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn gạo trong năm nay. Tag: phần mềm quản lý ao

Trong khi đó, kể từ giữa tháng 3, giá lúa mì tương lai trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (Mỹ), đã tăng khoảng 15% lên mức 5,72 đô la/ bushel (27,2 kg) vào hôm 30-3, lội ngược xu hướng giảm giá chung của thị trường hàng hóa do tác động của dịch Covid-19.

Giá lúa mì ở châu Âu cũng đang tăng do các biện pháp phong tỏa đi lại ở Pháp, một trong những nhà sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới, để kìm hãm đà lây lan của virus corona. Tình trạng phong tỏa này gây cản trở cho các hoạt động vận chuyển lương thực do thiếu tài xế xe tải. Andrée Defois, Chủ tịch Công ty tư vấn Tallage, cho biết các công ty vận tải ở Pháp cũng đang tăng cước phí vận chuyển đến các cảng vì họ không có nhiều hàng để chở trong các chuyến xe quay trở lại vùng nội địa. Tính đến chiều ngày 1-4, Pháp có tổng cộng 52.128 ca nhiễm Covid-19, bao gồm 3.523 ca tử vong.

Lương thực toàn cầu không thiếu hụt

Dù giá gạo và lúa mì tăng nhưng hiện nay, lương thực không thực sự thiếu hụt trên toàn cầu. Các nhà kho ở Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo nhất thế giới, đang đầy ắp nhờ các vụ mùa gạo và lúa mì đạt sản lượng kỷ lục. Theo USDA, sản lượng gạo xay xát toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục 500 triệu tấn trong niên vụ 2019-2020 và các kho gạo trên thế giới đang trữ lượng gạo kỷ lục hơn 180 triệu tấn.

Không chỉ Ấn Độ có kho dự trữ gạo lớn mà Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, gần đây cho biết vẫn đủ gạo để đáp ứng mục tiêu xuất khẩu xuất khẩu trong năm nay dù nước này đang trải qua đợt hán hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Indonesia, nước đông dân thứ tư thế giới, cũng cho biết nước này có đủ nguồn cung gạo để phục vụ nhu cầu trong nước.

Lượng lúa mì ở các kho dự trữ trên thế giới cũng đang ở mức cao nhờ các vụ mùa bội thu và sự trỗi dậy của Nga, Ukraine và các nước ở Mỹ Latin trở thành các nhà xuất khẩu nông sản lớn.

USDA dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục 764,5 triệu tấn trong niên vụ 2019-2020. Tuy nhiên, USDA cho biết các nông dân Mỹ sẽ gieo trồng chỉ 18,2 triệu hecta lúa mì năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 1909.

Nhà phân tích Tom Houghton ở Công ty AgriCensus, nói: “Có đủ lúa mì để cung cấp cho mọi người dân trên hành tinh”.

Giới phân tích cho rằng giá gạo và lùa mì tăng chủ yếu là do người tiêu dùng trên toàn cầu đang mua tích trữ để ứng phó dịch Covid-19, các chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi các lệnh phong tỏa đi lại cũng như một số nước hạn chế xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp. Tag: phần mềm quản lý trang trại

Ngoài ra, giá gạo và lúa mì tăng do các nước nhập khẩu đang sốt sắng tìm kiếm các lô hàng mới. Philippines, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, đã phân bổ 600 triệu đô la để nhập khẩu lương thực trong năm nay và đang có kế hoạch chào mua 300.000 tấn gạo thông qua các thỏa thuận chính phủ với các nước xuất khẩu gạo ở Đông Nam Á hoặc thông qua Ấn Độ và Pakistan.

Tại Ai Cập, nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, hôm 30-3, Tổng thống Abdelm Fattah Al Sisi, đã yêu cầu các quan chức tăng quy mô của kho dự trữ lương thực quốc gia vì lo ngại nguồn cung lương thực toàn cầu thắt chặt giữa cơn khủng hoảng Covid-19.

Ai Cập sẽ bắt đầu thu hoạch vụ mùa lúa mì nội địa trong tháng 4 này nhưng sẽ mua thêm 3,6 triệu tấn lúa mì từ thị trường quốc tế, theo ông Ali Moselhy, Bộ trưởng Cung ứng Ai Cập.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng vừa mua 175.000 tấn lúa mì trong một phiên đấu thầu quốc tế hôm 27-3. Trước đó, Saudi Arabia đã mua 1,2 triệu tấn lúa đại mạch để làm thức ăn gia súc.

“Các nước giờ đây muốn nhập khẩu đầy đủ lượng lương thực dữ trữ để phòng ngừa nguy cơ phong tỏa xuất khẩu lương thực”, Michael Magdovitz, nhà phân tích ở Ngân hàng Rabobank, nói.

Ông dự báo đại dịch Covid-19 có thể dẫn đến các thay đổi trên thị trường lương thực với nhiều nước tìm cách nắm giữ kho dự trữ lương thực chiến lược lớn hơn và sẽ ít phụ thuộc vào nguồn lương thập nhập khẩu hơn.

“Trong ngắn hạn, giá gạo sẽ tiếp tục tăng nhưng sẽ không tăng quá mạnh. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không chứng kiến giá gạo tăng vọt như năm 2008”, David Dawe, nhà kinh tế cao cấp ở Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), nói khi đề cập đến việc giá gạo trên thị trường quốc tế tăng lên mức hơn 1.000 đô la/tấn cách đây 12 năm khi lương thực thiếu hụt trên toàn cầu, khiến nhiều nước hạn chế xuất khẩu.

Trong một diễn biến khác, hôm 30-3, Bộ Nông nghiệp Kazakhstan cho biết sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu bột mì, thay vào đó, sẽ áp hạn nghạch xuất khẩu bột mì và lúa mì. Tag: quản lý trang trại trực tuyến

Cùng ngày, Bộ Kinh tế Nga thông báo ủng hộ đề xuất của Bộ Nông nghiệp Nga vào cuối tuần trước về việc hạn chế xuất khẩu lương thực ở mức 7 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 để bảo đảm nguồn cung trong nước trong thờ kỳ dịch bệnh Covid-19.

Khánh Lan (thesaigontimes) Theo Nikkei Asian Review, Bloomberg, WSJ
Bài viết khác cùng Box