Luật Đất đai năm 2013 được ban hành ghi nhận nhiều điểm vượt trội tiến bộ khi ghi nhận rõ hơn quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, đồng thời mở rộng hơn thời hạn giao, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; sự biến chuyển này thể hiện rõ ràng hơn khi đã có những sửa đổi bổ sung liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào năm 2018 nhằm phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, công tác triển khai cho thấy, vẫn còn tồn tại một số khái niệm mang tính chưa chuẩn xác. Bên cạnh đó, nhiều thuật ngữ mang tính phổ biến, thông dụng nhưng chưa được khái quát một cách tỏ tường, gây khó khăn, nhầm lẫn trong áp dụng thực hiện pháp luật.
Về đối tượng được nhận hỗ trợ ổn định đời sống khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Có thể nhận thấy đối tượng được hỗ trợ theo quy định của pháp luật chủ yếu tập trung vào hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất và có nguồn gốc đất từ việc xác lập bằng con đường Nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng… Chưa tính đến yếu tố công bằng, sự san sẻ cho những thiệt hại cần mở rộng cho những đối tượng, cụ thể với trường hợp thuê đất canh tác, người sử dụng đất không trang bị đủ tư liệu sản xuất phục vụ cho đời sống buộc phải tính đến biện pháp thuê diện tích canh tác việc thu hồi đất không bồi thường và hỗ trợ cho đối tượng này chưa mang tính công bằng. Đây là vấn đề cần được Nhà nước suy tính, cũng như đề ra phương hướng giải quyết những chủ thể này vượt qua những khó khăn trước mắt. Thiết nghĩ, ngoài việc đối tượng này cần được hỗ trợ ổn định đời sống, cần thiết có những khoản hỗ trợ tìm tư liệu sản xuất mới, nơi ở mới. Vì lẽ, họ là đối tượng bị tác động, ảnh hưởng không kém so với người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất canh tác. Do đó, việc bổ sung đối tượng thuê đất có hợp đồng trên diện tích bị ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất, được thụ hưởng chính sách hỗ trợ ổn định đời sống là điều cần thiết hiện nay.
Về điều kiện diện tích đất bị thu hồi để được nhận hỗ trợ ổn định đời sống
So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định rõ các điều kiện cũng như đối tượng được thụ hưởng các chính sách liên quan đến hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, tránh tình trạng các cơ quan có thẩm quyền lúng túng trong việc áp dụng pháp luật về hỗ trợ. Theo đó, tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP nêu rõ việc hỗ trợ ổn định đời sống được triển khai như sau:
a) Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng sẽ được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.
Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội.
b) Diện tích đất thu hồi quy định được xác định theo từng quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng;
Dịch vụ luật sư đất đai tại TPHCM của chúng tôi bao gồm:
  • Tư vấn quy định pháp luật đất đai về hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất và tư vấn chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn quy định pháp luật đất đai về trình tự và thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở…

Tư vấn pháp luật đất đai, giải đáp thắc mắc, khó khăn về đất đai là vấn đề đặt ra khi có phát sinh những tình huống pháp lý về đất đai, nhà ở, quyền sử dụng đất. Chi tiết tại https://luattuongcongsu.com.vn/linh-vuc-hanh-nghe/luat-su-dat-dai-tai-tphcm/
Xem thêm: luật sư thừa kế ở tphcm