Quy Trình Canh Tác Gạo ST25 Hữu Cơ Ở Sóc Trăng






Sản xuất gạo ST25 hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương. Việc tránh sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu sẽ giúp nâng cao chất lượng cho hạt gạo và duy trì hệ sinh thái phát triển bền vững. Hãy cùng đại lý gạo EcoLife khám phá quy trình canh tác gạo ST25 hữu cơ tại Sóc Trăng.

1. Lựa chọn giống ST25 canh tác hữu cơ

Ở giai đoạn đầu tiên của quá trình gieo trồng, việc nuôi dưỡng cho cây con khỏe mạnh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hạt giống. Để đạt được sức khỏe tốt cho cây con, việc lựa chọn giống lúa chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng. Khi lựa chọn hạt giống gieo sạ phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

+ Hạt giống phải sạch, điều nhau, không lẫn các tạp chất khác như: đất, đá hoặc các giống lúa khác.

+ Hạt giống không bị nhiễm bệnh, hoặc nhiễm các tạp chất.

+ Hạt giống có kích thước đầy đặn, đều nhau, ít bị lép

+ Hạt giống phải có đầy đủ các thông tin về hạn sử dụng và được bảo quản trong môi trường tốt.

+ Có khả năng nảy mầm cao khi ủ giống

Tham khảo>>> Đại lý gạo ST25 uy tín tại TP HCM

2. Chuẩn bị đất gieo trồng lúa ST25 hữu cơ

Đất trồng gạo hữu cơ luôn được kiểm soát rất nghiêm ngặt: không sử dụng uống thuốc trừ sâu diệt cỏ, phân bón hóa học, các hóa chất tăng trưởng,... trong vòng 3 năm trở lại.

Bắt đầu công việc gieo trồng sẽ tiến hành cày xới để tăng độ tơi xốp cho đất. Từ lúc gieo hạt cho đến khi thu hoạch, cây trồng cần nhiều dưỡng chất để phát triển và cho năng suất tốt hơn. Do vậy, ngoài nguồn dinh dưỡng tự nhiên có sẵn trong đất, cần được bổ sung thêm các nguồn dưỡng chất hữu cơ khác như: phân xanh, phân chuồng, phân trùn quế và các loại phân bón sinh học được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ.

Một số lưu ý trong việc quản lý độ phì nhiêu của đất trong canh tác hữu cơ:

- Không đốt rơm rạ còn sót lại khi thu hoạch. Điều này sẽ giết đi các vi sinh vật có lợi và làm biến đổi các chất hữu cơ trong đất.

- Người trồng có thể bón các chất hữu cơ vào ruộng để làm cải thiện độ phì nhiêu cho đất thường xuyên.

- Ruộng lúa sau khi thu hoạch hoặc trước gieo trồng không được bỏ hoang trong thời gian dài. Thay vào đó sẽ được bao phủ bằng các cây họ đậu để tăng chất hữu cơ cho đất trồng.

- Đất trồng phải thường xuyên dọn dẹp xung quanh để loại bỏ cỏ dại, và các côn trùng, động vật gây hại cho lúa như : châu chấu, dế, chuột,....

3. Ủ giống
3.1 Ngâm giống:

Ngâm giống trong nước sạch khoảng 24-36 tiếng để kích thích sự nảy mầm của hạt. Trong quá trình ngâm cần thường xuyên thay nước để rửa chua. Ngâm cho đến khi hạt thóc no nước thì vớt ra để ráo nước và chuẩn bị quá trình ủ giống.

3.2 Ủ giống:

Cho giống ra các vật dụng bằng tre như: thúng, rổ, rá,...và đậy nhẹ bằng lá chuối tươi. Thời gian ủ nảy mầm thường 24-30 tiếng tùy vào khả năng này mầm của hạt giống

4. Gieo trồng

Sau khi đã chuẩn bị đất và giống lúa sẽ tiến hành mang hạt giống đi gieo trồng. Hạt giống được gieo bằng tay hoặc sử dụng các loại máy móc để hỗ trợ. Đảm bảo được khoảng cách yêu cầu của từng giống lúa

5. Quá trình chăm sóc
5.1 Quản lý dinh dưỡng cho lúa hữu cơ:

Ngoài việc hấp thụ nguồn dưỡng chất có từ đất, cây lúa cần phải được cung cấp thêm dinh dưỡng để phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Một số loại phân bón được sử dụng: phân xanh, phân chuồng, mùn cưa,....

5.2 Kiểm soát sâu bệnh cho lúa hữu cơ

Các nguyên tắc tốt nhất khi sử dụng để kiểm soát sâu bệnh, dịch hại trong quá trình sản xuất hữu cơ:

+ Thường xuyên dọn dẹp giống lúa để để tránh được sự ẩn của các loại côn trùng.

+ Áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp như: luân canh cây trồng để hạn chế vòng đời của bệnh tật, côn trùng, sâu bệnh.

+ Làm cỏ: thường xuyên dọn dẹp cắt cỏ dại trên đồng ruộng các phương pháp thủ công.

5.3 Quản lý nguồn nước tưới tiêu:

Nhu cầu nước của cây lúa là rất cao. Do đó, phải thường xuyên cung cấp nước và duy trì ruộng lúa ở trong tình trạng ngập nước từ 2-5cm. Nguồn nước tưới tiêu cũng phải đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm hoặc bị nhiệm các tạp chất khác.

6. Thu hoạch lúa:

>>>> Xem thêm đại lý gạo Ecorice

Chất lượng và số lượng của lúa phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thu hoạch. Thu hoạch đúng thời điểm là khi lúa chuyển sang màu vàng vàng và sót một ít hạt xanh ở gốc bông để tránh thất thoát năng suất do hạt bị rụng. Không thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn. Trước khi thu hoạch phải rút hết nước cho ruộng khô ráo để dễ dàng di chuyển trên đồng ruộng. Việc thu hoạch lúa ngày nay diễn ra rất dễ dàng nhờ vào việc sử dụng các trang thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ để hạn chế tối đa thất thoát.