Nếu bạn muốn cơ thể săn chắc, hãy đến phòng tập thể dục. Nếu bạn muốn rèn luyện trí não, hãy nghe nhạc. Một bác sĩ tai mũi họng của Johns Hopkins cho biết: “Có rất ít thứ kích thích não bộ theo cách mà âm nhạc làm. Nếu bạn muốn giữ cho bộ não của mình hoạt động tốt, nghe hoặc chơi nhạc là một công cụ tuyệt vời. Nó cung cấp một quá trình tập luyện toàn diện cho não bộ. ”. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vai trò của âm nhạc trong việc thúc đẩy trí não của bạn phát triển.

>>> Xem thêm: nhạc thư giãn giảm stress

>>> Xem thêm: tiếng mưa rơi nhẹ nhàng

>>> Xem thêm: relaxing music

1. Tác dụng mạnh mẽ của âm nhạc đối với não bộ
Âm nhạc đã được khoa học chứng minh là có tác dụng mạnh mẽ đối với não bộ. Nghiên cứu gần đây cho thấy, âm nhạc có thể giúp ích trong nhiều khía cạnh của não bộ, bao gồm giảm đau, giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ và giảm những chấn thương não. Trong cuốn sách Sức mạnh của âm nhạc, Elena Mannes đã viết, "Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, âm nhạc kích thích nhiều bộ phận của não hơn bất kỳ một chức năng nào khác trong cơ thể con người." Hãy cùng xem xét một số cách âm nhạc có thể hỗ trợ chữa bệnh và kích thích não bộ con người.

1.1. Giảm đau
“Tôi nghĩ bản thân âm nhạc chính là liều thuốc chữa bệnh. Đó là một biểu hiện tích cực của âm nhạc đối với con người. Tất cả chúng ta đều có thể cảm nhận được. Bất kể chúng ta đến từ bất kỳ một nền văn hóa nào, mọi người đều sẽ yêu âm nhạc." — Billy Joel – một ca sĩ nổi tiếng chia sẻ.

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy, âm nhạc rất hữu ích cho bệnh nhân đau cơ xơ hóa. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nghe nhạc thư giãn mà bệnh nhân lựa chọn giúp “giảm đau và tăng khả năng vận động đáng kể”. Các nhà nghiên cứu tin rằng, âm nhạc làm dịu cơn đau vì nghe nhạc sẽ kích hoạt opioid — thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể.

1.2. Giảm stress
Tùy thuộc vào loại nhạc chúng ta nghe, âm nhạc thư giãn có thể giảm bớt căng thẳng bằng cách giảm mức cortisol, là hormone được tiết ra để phản ứng với căng thẳng.

Một nghiên cứu năm 2013 đã chứng minh mối liên hệ giữa âm nhạc và giảm căng thẳng ở bệnh nhân nhi trong phòng cấp cứu. “Trong một thử nghiệm trên mẫu là 42 trẻ em từ 3 đến 11 tuổi, các nhà nghiên cứu của Đại học Alberta đã phát hiện ra rằng, những bệnh nhân nghe nhạc thư giãn trong khi được đặt ống truyền tĩnh mạch cho thấy ít cảm giác đau hơn đáng kể và một số trẻ tỏ ra ít khó chịu hơn đáng kể so với những bệnh nhân không nghe nhạc.” Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ.

1.3. Tăng cường trí nhớ
Các nghiên cứu liên kết âm nhạc với khả năng tăng cường trí nhớ đã tăng lên kể từ đầu thế kỷ 20, khi nghiên cứu này lần đầu tiên xuất hiện. Nghe một số bản nhạc nhất định có thể đưa tâm trí của chúng ta trở lại thời điểm hàng chục năm trở về trước. Trong một bài đăng trên các diễn đàn về âm nhạc và sức khỏe có tiêu đề “Nghiên cứu chứng minh âm nhạc tăng cường hoạt động của não ở các bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer”, các tác giả của nghiên cứu đã trích dẫn bộ phim tài liệu Alive Inside, bộ phim ghi lại cách âm nhạc đánh thức những bệnh nhân bị mất trí nhớ. Nhà thần kinh học Oliver Sacks phát biểu, “Âm nhạc gợi lên cảm xúc và cảm xúc có thể mang theo trí nhớ... Nó mang lại cảm giác của cuộc sống mà không có gì khác có thể làm được.”

Một nghiên cứu năm 2014 đã được thực hiện trên 89 bệnh nhân bị sa sút trí tuệ. Trong đó, bệnh nhân và những người chăm sóc được phân công ngẫu nhiên vào nhóm huấn luyện nghe nhạc 10 tuần, nhóm huấn luyện hát 10 tuần hoặc chăm sóc thường xuyên. Kết quả đã chứng minh “So với việc chăm sóc thông thường, cả ca hát và nghe nhạc đều cải thiện tâm trạng, khả năng định hướng, trí nhớ theo từng giai đoạn xa và gần, cả sự chú ý, chức năng điều hành và nhận thức chung. Ca hát cũng giúp tăng cường trí nhớ ngắn hạn và hiệu quả trí nhớ, cũng như hạnh phúc của người chăm sóc, trong khi nghe nhạc có tác động tích cực rất lớn đến chất lượng cuộc sống của mọi người."


1.4. Động kinh, chấn thương não hoặc đột quỵ
Người ta đã báo cáo rằng, não của những bệnh nhân bị động kinh phản ứng với âm nhạc khác với những người không bị động kinh. “Những người bị động kinh bị co giật khi lên cơn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, những bệnh nhân bị động kinh đồng bộ với âm nhạc mà không bị co giật.” Christine Charleston, thuộc Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Bang Ohio, Mỹ cho biết. Charlton giải thích rằng căng thẳng gây ra các cơn co giật và nói thêm, "Bằng cách nghe nhạc, nhiều bệnh nhân cho biết họ cảm thấy thư giãn."

Theo một nghiên cứu năm 2008, những bệnh nhân đột quỵ nghe nhạc trong giai đoạn đầu sau đột quỵ cho thấy sự cải thiện về khả năng phục hồi. Tác giả của nghiên cứu, Teppo Särkämö, gợi ý rằng bệnh nhân nên bắt đầu nghe nhạc ngay sau khi đột quỵ, vì có nhiều thay đổi xảy ra trong những tuần và tháng đầu tiên hồi phục. Särkämö cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng ba tháng sau cơn đột quỵ, trí nhớ bằng lời nói được cải thiện từ tuần đầu tiên sau đột quỵ lên 60% ở những người nghe nhạc.”

Vào năm 1973, một phương pháp điều trị dựa trên âm nhạc có tên là Melodic Intonation Therapy đã được phát triển để giúp những người sống sót sau đột quỵ hoặc những người bị chứng mất ngôn ngữ có thể giao tiếp trở lại. Mục đích của liệu pháp là chuyển giọng hát thành lời nói. Theo Research and Hope, mặc dù những bệnh nhân này không nói được nhưng “họ thường có thể hát, đôi khi, với độ lưu loát và rõ ràng như trước khi phát bệnh”.