Ứng dụng máy ozone cho xưởng tiêu độc các nguyên liệu thực phẩm trước và sau khi sơ chế trong quá trình bảo quản, cung cấp nguyên liệu thực phẩm sạch là rất quan trọng.

Cần ứng dụng may ozone vào xưởng tiêu độc

Công tác xử lý sát khuẩn, tiêu độc các nguyên liệu thực phẩm trước hoặc sau khi sơ chế để tiếp tục đem bảo quản tồn trữ hoặc cung cấp nguyên liệu thực phẩm sạch cho các cơ sở chế biến thực phẩm hay cơ sở nấu ăn công nghiệp nhằm nâng cao dưỡng chất của thực phẩm, loại trừ ngộ độc cấp phát do ô nhiễm vượt quá mức và ngộ độc tiềm ẩn do chất độc tích lũy …đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, là rất cần thiết trong hiện tại cũng như lâu dài.
Những cơ sở cung ứng nguyên liệu thực phẩm sạch hay cơ sở làm dịch vụ xử lý sạch thực phẩm … sử dụng thiết bị công nghệ Ozone không phải là mới mẻ nhưng mang lại hiệu quả thiết thực.
Xưởng tiêu độc kết hợp với máy ozone

Máy Ozone phân loại các nhóm thực phẩm

Thực phẩm nguyên liệu đem xử lý tiêu độc … (sau đây gọi tắt là thực phẩm nguyên liệu) chia thành các nhóm tương ứng với các thiết bị xử lý chuyên dụng hay các quy trình xử lý khác nhau gồm:
- Nhóm 1: Muống, Cải xanh các loại … là những thứ loại có nhiều lá, ô nhiễm vi sinh và chất bảo vệ thực vật chủ yếu ở ngay trên bề mặt
- Nhóm 2: Cải bắp, Cải bẹ, Đậu đũa, Xu hào,Cà chua …
- Nhóm 3: Rau thơm, Xà lách, Hành,
- Nhóm 4: Quả nho, Táo, Mận, Dưa chuột
- Nhóm 5: Những loại Rau củ quả khác có ô nhiễm mắc phải sâu hơn
- Nhóm 6: Thịt lợn, gà tươi từ lò mổ, Cá tươi, cá đông lạnh không dùng băng đã ngậm ôzôn, …
- Nhóm 7: Thực phẩm từ các nguồn sản xuất, chế biến khác đã đạt nhưng bị tái ô nhiễm vì nhiều nguyên nhân hoặc khó kiểm soát, nghi là chưa đạt yêu cầu vệ sinh cần xử lý lại để tránh rủi ro.
- Nhóm 8: các loại khác
Công nghệ và thiết bị Ozone

Áp dụng là Công nghệ Oxy hóa sâu (AOP – Advanced Oxydation Process) với các Tổ kiện tạo ozone tiên tiến nồng độ đủ cao để đạt được ngưỡng hiệu ứng “Tất cả hoặc không” (All-Or-None Effect) tiêu diệt tất cả các loại khuẩn độc, khuẩn men và nang của chúng, phân hủy các độc chất vô cơ, hữu cơ, kim loại nặng …
Nếu kết hợp thêm tiền xử lý bằng nước có độ kiềm, toan khác nhau, nước có pha ôxy già … còn có thể phân giải được cả những độc chất đã ngấm sâu bên trong thực phẩm. Áp dụng 4 quy trình xử lý: Khô, Ứớt, Ngậm nước, Liên kết hợp tùy theo các nhóm thực phẩm và mức độ ô nhiễm để đạt hiệu làm sạch nhưng vẫn giữ nguyên được ngoại hình và không ảnh hưởng nhiều đến màu sắc, hương vị tự nhiên của thực phẩm.
Các thiết bị Ozone chính

- Băng rửa: năng suất 1-3 tấn /giờ - Bể tiêu độc: dung tích 0,1 - 0,5 - 2 – 4 m3 …
- Tủ tiêu độc khô và ướt: dung tích 50, 100, 200, 500, 1000 Lít
- Tháp tiêu độc: dung tích 2000, 4000 lít
- Guồng rửa: năng suất 1-3 tấn/ giờ
- Vắt li tâm: năng suất 1 tấn/giờ Các Thiết bị trên được chế tạo sẵn với vỏ bằng thép không rỉ số 304, 314 hoặc xây tại chỗ bằng gạch men, có cửa quan sát bằng kính …tất cả đặt trong nhà mái che bằng tấm lợp hợp kim nhôm hay composite (tấm lợp thông minh).
Các thiết bị ozone phụ trợ

- Bơm ly tâm - Bơm Piston - Lọc - Thiết bị khác - Bể lọc, Ao lắng, Bể Biogaz, vườn cây xanh Đầu tư thiết bị cho xưởng xử lý với 1 hệ thống (dây chuyền) đầy đủ, công suất 5 tấn/giờ (*) gồm: 3 tấn Rau quả, 1 tấn thịt cá, 1 tấn thực phẩm khác.
Nguồn: http://congnghevina.com/index.php/ti...-tieu-doc.html