Cuốn sách Ấn Quang Đai Sư được xuất bản bởi nhà xuất bản tổng hợp HCM, là vị Tổ thứ mười ba của Liên Tông Tịnh độ. Một bậc Cao Tăng chuyên tu tịnh nghiệp, ngộ sâu Thượng thừa, lý sự vô ngại. Quyển “ Ấn Quang Đại Sư gia ngôn lục” là một tác phẩm ngàn đời khó thấy, ngàn kiếp khó gặp. Mỗi câu của Ngài đều là lời vàng, chữ chữ đều là quy tông. Giải bày lẽ sai biệt giữa tự lực và tha lực, giới hạn của Thiền Tông và Tịnh độ tông. Tu theo đây ai ai cũng đạt được ý nguyện, con đường tịnh nghiệp sáng ngời.



Trích đoạn Ấn quang đại sư ngôn lục, nhà xuất bản tổng hợp HCM
Pháp môn Tịnh Ðộ lý cực cao sâu, sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh Ðộ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sanh, thành thỉ, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp này bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật Quả? Miệt thị pháp môn Tịnh Ðộ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?

Nguyện người thấy người nghe đừng cho lời tôi nói là tầm thường, quê mùa rồi bỏ qua, chỉ toan lấy điều cao thâm, huyền diệu. Đạo của Nghiêu Thuấn chỉ là hiếu đễ mà thôi, đạo của Như Lai chỉ là giới, định, huệ. Thực hành được việc tẩm thường, quê mùa, hành đến cùng cực thì lý cao thâm huyền diệu, há còn phải cầu nơi nào khác nữa ? Nếu không thì chỉ cao thâm huyền diệu nơi đầu môi chót lưỡi, khi sinh tử xảy đến chẳng dùng được mảy ma. Nguồn: https://www.sachweb.com/nha-xuat-ban...ngon-luc-e764/