Những phương thức hoặc cách bí truyền hoặc đặc cách của chư Tổ Thiền Tông, không ngoài mục đích khai thị lợi ích tất cả, dẫn dắt hậu học không ngã không lạc đường tà. Ngài Thiên Cơ mở cửa Tông môn mật truyền tâm pháp, tham Thiền yếu pháp. Được biên tập trong Gia bảo Thiền tông của nhà xuất bản tổng hợp Hồ Chí Minh.



Tác phẩm đầu là Thiền Tông Vĩnh Gia Tập của Thiền sư Huyền Giác, đệ tử Lục tổ Huệ Năng. Ngài thông suốt Tam tạng giáo điển, lại rành rẽ về phương pháp tu Chỉ Quán của tông Thiên Thai. Do đó, trong tác phẩm này Ngài giải thích cách tu Chỉ Quán và Thiền rất tinh vi, độc giả có thể nhân đó vào cửa đốn ngộ. Thích Định Huệ, một Thiền sinh tại Thiền viện Chân Không phiên dịch đã được nhà xuất bản xem lại và cho đứng vào phần đầu của tập sách.

Hạ thủ công phu tu thiền, điều cốt yếu thứ nhất phải lập chí vững chắc. Bởi vì chí là vị nguyên soái của khí lực. Nếu người lập chí vững chắc, như thống lãnh trăm vạn quân, uy thế dậy trời, còn việc gì chẳng thành. Người hay sợ khó là tại lập chí không vững. Người chạy theo cảnh cũng tại lập chí không vững. Người nghe chê khen bèn dời đổi, giữa đường tự lùi, trước siêng sau lười, đều là chí không vững. Tôi thường tuyển đọc sách Tâm Pháp, mở đầu sách đã thấy nói: “Lập chí nếu vững đổi khó thành dễ.” Nay đối với công phu tu thiền cũng như thế. Tải về Ebook

Lời tựa Gia bảo thiền tông, nhà xuất bản tổng hợp HCM

Thiền tông có một lối chỉ dạy quá độc đáo, khiến độc giả đọc sách thiền phải ngơ ngác, không tìm ra manh mối nghĩ suy, như người vớ tay vào tấm vách sắt không có chỗ để bám. Thật tình chủ yếu Thiền tông không muốn người học mắc kẹt vào ngôn ngữ bên ngoài, cũng không rơi vào tâm suy lự bên trong. Thiền sư chỉ thẳng, người học phải trực giác trực nhận, vừa mắc kẹt ngôn ngữ đã cách xa ngàn dặm, rơi vào suy tư đã cách xa bằng mấy năm ánh sáng. Phút giây tham vấn giữa Thiền khách với Thiền sư là phút xổ cờ khai trận. Sự đối đáp phải nhanh như điện chớp lửa nháng, vừa trầm ngâm suy tư là ăn đòn đuổi ra.

Năm tác phẩm trên mới chỉ là một phần rất nhỏ trong các tác phẩm của Thiền tông mà nhà xuất bản đã chỉ mục rất rõ trong tác phẩm. Nếu phiên dịch hết các tác phẩm về Thiền đốn ngộ có thể đến cả trăm quyển thế này. Vì phương tiện có hạn, chúng tôi cố gắng làm được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu. Điều cần yếu là độc giả khéo nghiền ngẫm để lãnh hội. Một câu mà lãnh hội được thì tất cả đều thông. Nếu đọc cả trăm quyển mà không lãnh hội được vẫn là người đứng ngoài cửa. Một thông tất cả đều thông thì còn nói gì nhiều gì ít? Thế nên quí ở chỗ lãnh hội, chớ không quí ở chỗ đọc nhiều. Tuy thế, người không lãnh hội được, mà đọc nhiều sách Thiền hoặc đọc nhiều lần, lâu ngày cơ duyên thuần thục tự nhiên lãnh hội. Doc sach online tại https://sachweb.com/nha-xuat-ban/-ph...ien-tong-e541/