Theo thống kê của các doanh nghiệp lữ hành, dù giá tour nội địa năm nay chỉ ngang bằng hoặc nhỉnh hơn năm ngoái nhưng đến giờ vẫn bán khá chậm. Số lượng khách du lịch chỉ tăng khoảng 10%-15% so với năm trước nhưng các công ty du lịch mọc lên ngày càng nhiều. Hơn nữa, xu hướng du khách tự tổ chức tour từ lên kế hoạch, đặt vé máy bay, khách sạn khiến một số tour xuất phát từ TP HCM với vé máy bay đi sài gòn đến Đà Lạt, Nha Trang… không còn hút khách. Ngay như tour Hà Nội - Sa Pa, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp không bán được vì giá cao.



Ông Trần Thế Dũng, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Thế Hệ Trẻ, nhận xét tình hình kinh tế khó khăn nên khách mua tour ít hơn. Nhiều du khách còn chờ giờ chót mới mua tour để được giảm giá! “Kinh doanh khó khăn, một số doanh nghiệp du lịch mới thành lập cố gắng bám trụ nên giá nào cũng bán. Có đơn vị hạ giá tour giảm từ 10%-15% so với năm ngoái, không có lãi vẫn bán để vớt vát” - ông Dũng nói.

Với thị trường du lịch nội địa, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng vào tuần cuối cùng của năm, khi người lao động được lãnh lương, thưởng Tết sẽ mua tour nhiều hơn. Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, những vấn nạn của du lịch trong nước về thái độ phục vụ, nhà vệ sinh... rất kém cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn điểm đến của du khách. Dịp Tết, tình trạng đơn vị cung ứng dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn, xe khách… đầu cơ, găm phòng chờ tăng giá hay vé máy bay “chợ đen” cao chót vót vẫn tái diễn. “Vé máy bay đi Hà Nội, Quảng Bình, Phú Yên trên website của Vietnam Airlines hết sạch nhưng ngoài đại lý lúc nào cũng có. Muốn mua, khách phải trả thêm từ 300.000 - 600.000 đồng/vé tiền chênh lệch.
Chất lượng dịch vụ tại điểm đến không cải thiện nhiều nhưng cứ Tết là tăng giá, du khách chọn tour nước ngoài chẳng hạn như họ chọn mua vé máy bay đi Singapore cũng dễ hiểu” - ông Mỹ nói.