Khoản 9, Khoản 10 Điều 3 Luật Thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP đều quy định thu nhập chịu thuế TNCN từ nhận thừa kế, nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Đồng thời, Điều 18 Dịch vụ quyết toán thuế của Luật Thuế TNCN quy định thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh.
Căn cứ vào những quy định nêu trên, thì tài sản thừa kế mà ông/bà nhận được từ bà ngoại là sổ tiết kiệm 200 triệu đồng không thuộc trường hợp phải đóng thuế TNCN. Còn đối với chiếc ô tô là tài sản thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật nên khi nhận quà tặng này, ông/bà phải đóng thuế TNCN.
Khoản 2 Điều 2 Luật Thuế TNCN quy định thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ nhận thừa kế, nhận quà tặng là Dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán 10%.
Do đó, nếu chiếc ô tô mà ông/bà nhận quà tặng từ người bác ruột có giá trị là 400 triệu đồng thì ông/bà phải nộp thuế TNCN là 40 triệu đồng.
Điều 23 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN quy định thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng như sau:
1. Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng, bao gồm: Bất động sản, tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, kể cả chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh vượt trên 10 Dịch vụ thành lập doanh nghiệp triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh.
2. Việc xác định thu nhập tính thuế đối với các loại tài sản nhận thừa kế, quà tặng phải bảo đảm phù hợp với giá thị trường tại thời điểm phát sinh thu nhập, trong đó:
a) Đối với chứng khoán là tài sản nhận thừa kế, nhận quà tặng: