Trí nhớ được phát triển qua quá trình 3 giai đoạn mà có thể được giải thích ngắn gọn như sau:

Giai đoạn 1: Tiếp thu thông tin (mã hóa). Bước đầu tiên trong quá trình ghi nhớ thông tin là tiếp thu thông tin hay. Các nhà tâm lý học học về nhận thức đôi khi đề cập nó như giai đoạn mã hóa. Không có khả năng này, con người chỉ có thể vĩnh viễn sống tại thời điểm hiện tại. Vì mỗi người trong chúng ta luôn bị những ấn tượng giác quan quan “tấn công” – màu sắc, hình ảnh, âm thanh, mùi vị và vô số thứ khác – nên nếu không có khả năng chủ ý sàng lọc và lưu trữ thông tin, chúng ta sẽ không còn là con người nữa. Các dữ liệu đầu vào sẽ lọt từ tai này sang tai kia. Kết quả là chúng ta chẳng thế nhớ ra điều gì đã xảy ra trong đời mình vào tháng trước, năm trước và trong thời thơ ấu.

Một chìa khóa để ghi nhớ hiệu quả là nguyên tắc phân loại có ý nghĩa. Gia sư hóa tại nhà cho rằng: Nó phản ánh khả năng tập trung vào những mẩu thông tin quan trọng và đặt nó vào trong các danh mục có ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu không hoàn thành theo một cách có kỷ luật, phần lớn thông tin chúng ta muốn lưu giữ có thể bị mất hoặc biến dạng. Những quan sát không qua huấn luyện sẽ rất nhạy cảm với trước biến dạng thông tin và do đó trở nên không đáng tin cậy. Có thể thấy việc này trong những miêu tả khác nhau của nhiều nhân chứng trước cùng một sự kiện. Do đó vào thời điểm sự việc xảy ra, chú ý của họ đã tập trung vào những sự việc khác nhau.

Là một sinh viên, bài học ghi nhớ đầu tiên của bạn là tập trung chú ý vào nội dung khóa học (đầu vào của giác quan) mà các câu hỏi dễ có khả năng xuất hiện từ đó nhiều nhất. Để làm việc này hiệu quả, bạn phải đặt mình toàn bộ nội dung của khóa học. Điều này có nghĩa là – bên cạnh những viêc khác – phải đọc tất cả các bài đã được giáo viên chỉ định, học không sót buổi nào và ghi chép bài bản.

Giai đoạn 2: Lưu giữ trí nhớ. Một khi thông tin đã được xác định hoặc mã hóa, bước tiếp theo nó lưu giữ nó vào trong tâm trí để dùng về sau.

Các thông tin được lưu trữ sẽ ở dạng mà các nhà tâm lý học gọi là theo dấu trí nhớ. Một vài nhà tâm lý quả quyết rằng những dấu tích này được lưu trữ trong các phần khác nhau của tâm trí dựa vào các danh mục khác nhau của trí nhớ như: các quá trình (làm thê nào để đi xe đạp hoặc sử dụng computer), ngữ nghĩa (từ vựng, các sự kiện đơn giản, các quy tắc và khái niệm) và các tình tiết ( các sự kiện và kinh nghiệm trong đời).

Khi thông tin được tiếp thu hiệu quả hay vừa mới được tiếp nhận thì dễ được ghi nhớ ở dạng hoàn chỉnh. Những thông tin không được tiếp thu đầy đủ dễ bị lãng quên. Giống như vậy các thông điệp của thời gian có thể khiến dấu tích trí nhớ bị phai nhạt hoặc phân rã. Gia su day tieng anh ví dụ là khi một người quay trở lại thành phố học đã sinh sống vài năm trước. Họ phải dùng bản đồ để dò tìm vị trí của những con phố và địa điểm thân quen. Giống như vậy, bạn có thể gặp những người học cùng trường cách đây 15-20 năm, nhận ra khuôn mặt nhưng không tài nào nhớ được tên.

Để tối đa sức mạnh của dấu tích trí nhớ vốn đã được lưu trữ trong tâm trí, quan trọng là phải thực hành nguyên tắc theo định kỳ. Các nghiên cứu tâm lý học liên tục chỉ ra rằng các thông tin sẽ được ghi nhớ hoặc lưu trữ tốt hơn nếu được phân ra làm các giai đoạn học – nghỉ đều đặn (tiết học) thay vì học nhồi nhét liên tục trong vài giờ. Nói một cách đơn giản, học nhồi nhét không phải là phương pháp học hiệu quả. Bạn sẽ nhớ được nhiều thông tin hơn nếu sử dụng vài tiết học 1-2 giờ phân bổ đều đặn trong vài ngày hoặc vài tuần hơn là học kiểu marathon kéo dài mỗi lần nhiều tiếng đồng hồ.

Giai đoạn 3: Phục hồi thông tin. Bước cuối cùng trong quá trình ghi nhớ là khả năng nhớ lại hoặc phục hồi các thông tin cần được ghi nhớ hoặc lưu trữ. Để tối đa khả năng ghi nhớ, sẽ có ích nếu hiểu được nguyên tắc tái tạo có chọn lọc. Các nghiên cứu tâm lý chỉ ra những thông tin đã được ghi nhớ là một thực tại được tái tạo dựa trên loại thông tin được biết trước đó và cách lưu trữ nó. Do đó, những gì chúng ghi nhớ mang tính chọn lọc chứ không thể là toàn bộ. Chúng ta thường không thể nhớ và hồi tưởng toàn bộ một kinh nghiệm hoặc tình huống trong quá khứ mà chỉ là một khía cạnh cụ thể của nó.

Cái mà chúng ta thực sự ghi nhớ có xu hướng dựa trên 2 hoạt động thiết yếu. Trước hết, vào thời điểm trước khi ghi nhớ, chúng ta quyết định xem cái gì được định nghĩa là thông tin quan trọng. Sau đó ta quyết định thông tin sẽ được lưu trữ và phân loại như thế nào trong danh mục bộ nhớ. Làm như vậy, chúng ta có thể nhóm các thông tin theo nhiều cách ở nhiều mực độ phức tạp khác nhau.

Nếu hiểu nguyên tắc này và sắp xếp nội dung khóa học vào trong những danh mục có nghĩa để dễ dàng khôi phục thông tin về sau này thì điểm thi của bạn chắc chắn sẽ tăng hẳn vì bạn sẽ có khả năng thu thập và gợi nhớ nhiều thông tin hơn. Nếu không làm vậy, nền tảng thông tin của bạn sẽ quá chung chung hoặc hời hợt nên khó có thể nhớ lại được.

Đấy là lý do tại sao quá trình đọc một bài khóa hoặc một cuốn sách thụ động sẽ chỉ làm mất thời gian. Nhiều sinh viên chỉ bắt đầu đọc trang này rồi lật sang trang khác và cứ thế thẳng cho tới hết bài đọc mà không hề chủ động chuẩn bị hoặc cố gắng phân loại có nghĩa. Sau đó, họ sẽ gặp khó khăn để chỉ nhớ lại được chút xíu. Đừng để điều này xảy đến với bạn.