Bệnh đái tháo đường là một bệnh nguy hiểm tới sức khỏe của con người, hiện nay ở Việt Nam, tình trạng mắc bệnh tiểu đường đang tăng rất cao và nó gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Dưới đây là một số câu hỏi của các bệnh nhân và câu trả lời của các bác sỹ có tên tuổi và kinh nghiệm chữa trị bệnh tiểu đường

Chị Nguyễn Thị Kim Chung - Nữ 34 tuổi Hà Nội

- Tôi có thể tìm kiếm thông tin về chế độ ăn uống và tập luyện dành cho người bị ĐTĐ ở đâu?

- GS Thọ: Khi đã xác định số lượng calo phù hợp với nhu cầu hằng ngày của mình (2.000 calo cho người lao động nhiều, người bệnh suy kiệt, phụ nữ mang thai; khoảng 1.600 calo cho người làm việc nhẹ, người đang thực hiện giảm cân,...) thì người bệnh có thể thay thế hàng trăm món khác vào công thức mẫu trên - Điều mà xưa nay nhiều người bệnh vốn không biết hoặc thà nhịn chứ không dám ăn mạo hiểm. Đối với cơm, ta có thể thay thế bằng xôi, bún, nui luộc, bánh phở, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang, khoai mì, khoai môn, bánh mì, bánh chưng, mì ăn liền,...

Trong khi đó, thịt nạc có thể thay thế bằng: thịt bò, cá nạc, lươn, gà, chim, tôm tép tươi, ếch, cua, tàu hũ, trứng, chả lụa, tim, gan, nghêu, sò, sữa bò, sữa đậu nành. Dầu ăn có thể chọn đậu phộng, mè, nước cốt dừa, ít mỡ heo... Về rau, người bệnh có thể chọn: rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp,... Nhiều bác sĩ khuyên nên dùng nhiều rau xanh trong ngày nếu thích, có thể hơn mức 400g (tương đương 2-3 bó rau). Ở trái cây, người bệnh có thể chọn các loại: đu đủ, dưa hấu, chuối già, chuối sứ, cam, quít, xoài, chôm chôm, thanh long, táo, bưởi, ổi, mận, vú sữa...

Tuy nhiên, người tiểu đường nên chia số lượng thức ăn trong ngày ra làm 4 hay 6 bữa, phù hợp với nếp sống và thời gian sinh hoạt, làm việc. Thông thường, chia 2/3 lượng thức ăn vào 3 bữa chính: sáng, trưa và chiều. Số còn lại dùng giữa các bữa chính và tối trước khi đi ngủ.

Bên cạnh việc ăn uống bạn cũng cần phải kết hợp tập thể dục thường xuyên để giữ sức khỏe ổn định hơn.

Lê Văn Vũ - Nam 40 tuổi – Hà Nội

- Xin cho biết có nên dùng máy đo đường huyết để kiểm tra đường huyết tại nhà không

- GS Thọ: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy đo đường huyết và rất dễ sử dụng cho mọi người tại nhà, mọi người có thể kiểm tra chỉ số đường huyết của những người đã bị mắc bệnh tiểu đường, và kiểm tra được cả cho những người bình thường không bị đái tháo đường để biết được chỉ số đường huyết ở mức nào. Từ đó bạn nếu bạn bị tiểu đường hay có nguy cơ bị tiểu đường sẽ dễ điều trị hơn nhiều.

Lê Văn Vinh - Nam 40 tuổi - 63/1A Quang Trung, Nha Trang

- Mẹ tôi đă 80 tuổi. Bà bị tiểu đuờng type II thì có thể sống đuợc bao lâu?

- PGS.TS.BS Nguyễn Thy Khuê: Nếu mẹ của bạn điều trị đường huyết ổn định tốt, không bị tăng huyết áp, không bị rối loạn chuyển hoá mỡ và chưa có biến chứng nặng của bệnh thì không ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Nguyễn Thị Nghĩa, Nữ, 50 tuổi, Hà Nội

- Người bị ĐTĐ có ăn được khoai tây, khoai sọ, khoai lang không?

- GS Thọ: Người bị ĐTĐ hạn chế chất đường và chất bột có đường. Gạo cũng có thể ăn được thì những loại khoai trên có thể ăn được, nhưng theo chế độ được quy định.

Khoai tây, khoai lang có thể so sánh với gạo trong các sách chỉ dẫn. Gạo mỗi ngày ăn 200-250gam chia làm 3 bữa.

Vu Cao Huan, Nam, 59 tuổi, Bưu điện tỉnh Ninh Bình

- Xin cho biết nguyên nhân bệnh ĐTĐ. Có phải ăn nhiều đường sẽ dễ mắc bệnh này?

- GS Thọ: ĐTĐ có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ăn uống nhất là ở các nước phát triển. Tỷ lệ ĐTĐ ở Mỹ là rất cao (khoảng 6-7%) dân số. So với Việt Nam chỉ có khoảng 4% dân số.

Ăn nhiều đường quá cũng có thể dễ bị ĐTĐ vì lúc đó tuyến tuỵ không còn đủ sức đáp ứng liên tục với tình trạng ăn đường nhiều. Từ đó, tuyến tụy sẽ suy dần.

Trần Ngọc Hùng - Nam 40 tuổi - Quảng Nam

- Biểu hiện lâm sàng của bệnh đái tháo đuờng, như thế nào? Nếu chưa khám bệnh tại cơ sở y tế thì nhận biết ra sao?

- PGS.TS.BS Thy Khuê: Nói chung khi đường huyết tăng và có đường trong nước tiểu bệnh nhân có thể có triệu chứng: tiểu nhiều, uống nhiều, mệt mỏi, sụt cân. Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường type 2 có thể không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy, muốn phát hiện bệnh thì nên thử đường huyết mỗi năm một lần khi đă đến tuổi trưởng thành, nhất là khi trong gia đ́nh có người bị bệnh.

Nếu đường huyết bình thường, thì có thể 2 - 3 năm sau mới cần thử lại.

Riêng đái tháo đường type 1, triệu chứng thường rầm rộ và xảy ra ở tuổi trẻ dưới 30 tuổi. Người bệnh có thể ăn nhiều, tiểu nhiều, uống nhiều và gầy sút nhanh, hoặc có thể bị cơn tăng đường đường huưêt cấp tính gây hôn mê.

Tuy nhiên, thể bệnh này ít gặp, chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số bệnh đái tháo đường tại Việt Nam.

Trần Trung Chính, Nam, 45 tuổi, TP.HCM

- Hàng năm, tôi có đi kiểm tra khám sức khoẻ định kỳ và có kiểm tra nuớc tiểu. Như vậy, có đảm bảo phát hiện được bệnh không? Thời gian bao lâu cần phải đi khám kiểm tra bệnh tiểu đuờng? bệnh viện nào ở TP.HCM kiểm tra tốt nhất?

- PGS.TS.BS Thy Khuê: Tầm soát bệnh đái tháo đường là phải thử đường trong máu. Trên 40 tuổi, mỗi năm nên đi thử một lần. Nếu không có thời gian, nên thử lần đầu khi đường huyết bình thường, bạn có thể thử lại sau 2 - 3 năm. Trong trường hợp gia đình có người bị đái tháo đường, hoặc chính bạn bị tăng huyết áp, béo phì, rối loạn chuyển hoá mỡ, hoặc ít vận động, mỗi năm nên thử một lần hoặc có thể sử dụng máy đo đường huyết tại nhà để tự đo được chi số đường huyết của mình một cách nhanh nhất, tiện nhất