Liệu có nên đi du lịch vào dịch nghỉ lễ ? Tại sao ư ? theo thôi vì những lý do sau :

Giá vé cao, xe đông và khan hiếm :

Vào tất cả các dịp nghỉ lễ trong năm như 30/4, 01/05, 10/03 AL,.... tất cả các phương tiện dù là oto, máy bay hay thậm chí là xe ôm đề tăng giá. Mỗi lần như thế, mức tăng thường dao động khoảng từ 30% - 80%. Song song với việc tăng giá, do nhu cầu đi lại nhiều, khách du lịch cũng đối diện với tình trạng cháy vé.

Để khắc phục tình trạng cháy vé cũng như tận dụng cơ hội kiếm tiền, hầu hết các phương tiện giao thông đều tăng chuyến trong dịp này. Câu hỏi đặt ra là bạn yên tâm bao nhiêu khi biết tài xế chiếc xe bạn sẽ bước chân lên vừa trả khách tại bến sau một hành trình dài chỉ 10 – 15 phút trước. Liệu sức khỏe của hộ có đủ để tiếp tục cuộc hành trình ?

Các điểm du lịch ken chật người :

Tâm lý chung của hầu hết người Việt Nam là du lịch vào dịp lễ. Khi đi, bạn thường chọn các địa danh du lịch có tiếng một phần để ngắm, một phần để khoe với mọi người. Tâm lý này dẫn đến hệ quả là thay vì thả mình thư giản trong không gian yên tĩnh, hít thở không khí trong lành tại các danh thắng như bạn tưởng tượng, bạn sẽ bắt gặp tình trạng hàng người dài đặc rồng rắn trên đường mòn lên đỉnh núi hay thay vì rừng cây, chúng ta sẽ chỉ thấy rừng người...Đến lúc đó chúng ta mới nhận ra rằng, đi du lịch khiến người thêm mệt.


Tốn thời gian chờ đợi :

Hầu hết các khu du lịch, resort, khách sạn, nhà hàng, quán ăn đều tăng cường người làm việc trong dịp lễ nhưng với lượng người đồng loạt đổ về và cơ sở hạ tầng chỉ có vậy. Việc du khách phải chờ đợi để được phục vụ ăn uống, vui chơi... là điều không tránh khỏi.

Bạn sẽ trả lời thế nào nếu phải phơi mình vài tiếng đồng hồ trong cái nắng để kiếm được vé cho bản bản thân, người nhà hay con cái của bạn được vui chơi? Hay bạn sẽ cảm thấy thế nào khi con/em bạn bắt đầu khóc vì đói mà lượt phục vụ của bạn hãy còn xa?

Dịch vụ kém :

Hầu hết trước các dịp lễ, các cơ sở kinh doanh đều ít nhiều trang hoàng lại “cần câu” của mình. Song dù có làm mới đến mức nào, thì phòng ốc, thiết bị cũng không nở ra thêm được trong khi lượng khách đổ về ào dịp này thường gấp 2, gấp 3 thậm chí 7-8 lần. Và điều có thể thấy trước mắt là căn phòng của bạn ít được dọn dẹp hơn, thức ăn kém chất lượng hơn, việc thực hiện các dịch vụ cũng tốn thời gian chờ đợi hơn.

Chặt chém :

Chặt chém giá phòng, giá thức ăn, nước uống, dịch vụ là tình trạng diễn ra thường xuyên ở tất cả các địa điểm du lịch. Song nếu vào các ngày thông thường khác, mức giá chỉ đẩy lên gấp đôi hay gấp ba với du khách thì trong các dịp lễ, nhất là các dịp lễ lớn, có nhiều du khách thì mức giá này có thể tăng vọt lên 4-5 thậm chí là 10 lần. Vào thời điểm này, tâm lý người bán sẽ là “lâu lâu mới có dịp kiếm tiền”. Còn du khách, phóng lao thì phải theo lao, chứ chẳng lẽ nhịn đói và ngủ ngoài đường.

Vâng, và bây giờ bạn đã có câu trả lời chưa ?