Trước khi giảm lãi suất đầu vào, các nhà băng đã cho doanh nghiệp tốt vay với lãi suất 6-7% và giờ khó có cơ địa để điều chỉnh giảm tiếp.

Trần lãi suất huy động hạ về 6% được gần nửa tháng nay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết mặt bằng lãi suất cho vay không có nhiều thay đổi so với trước.

Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc một doanh nghiệp xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng ở Hà Nội cho hay, từ trước Tết, các ngân hàng đã đề nghị cho công ty vay lãi suất rất tốt, chỉ 7-8% một năm nên đợt này lãi suất đầu vào có hạ, cơ hội để những doanh nghiệp như ông được điều chỉnh thêm gần như không có.

Doanh nghiệp của ông Sơn được xếp hạng tín dụng loại tốt và đang có dư nợ ở 5 ngân hàng nhưng lãi suất gần đây đều không thay đổi.

Tương tự, lãnh đạo một doanh nghiệp xây dựng khác cũng cho biết, lãi suất thực sự đã giảm từ lâu nên đợt này chỉ là cơ hội để các ngân hàng cắt giảm chi phí, nới tỷ lệ lãi cận biên cao hơn.

Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM cũng cho biết, lãi suất đầu vào giảm không có nhiều tác động đến lãi suất đầu ra hiện nay. Bởi với các doanh nghiệp tốt thì trước đó các ngân hàng đã áp dụng lãi suất cho vay "khá mềm" 6-7% nên giờ khó hạ thêm. Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không đủ điều kiện vay, nên không thể tiếp cận được vốn chứ bàn gì đến lãi suất cao hay thấp.

Thừa nhận thực trạng trên, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cho rằng, số khách hàng đủ tốt, an toàn để nhà băng sẵn sàng cho vay thế chấp không nhiều nên lãi suất có giảm cũng không tạo ra những thay đổi lớn đến nền kinh tế. Ông cho biết, đã từ lâu lãi suất không phải mối lo lắng của doanh nghiệp, mà những chuẩn mực như tài sản đảm bảo, phương án trả nợ tốt, dòng tiền ổn định... mới khiến các ông chủ đau đầu.

Theo ông Trần Ngô Phúc Vũ, Tổng giám đốc Nam A Bank, chính sách hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn để kéo giảm lãi suất cho vay thật sự chỉ ý nghĩa đối với những doanh nghiệp có khả năng phục hồi sản xuất, còn đơn vị nợ xấu nhiều, không có khả năng gượng dậy được thì đúng là không có nhiều tác dụng. Nhưng cái khó hiện nay là doanh nghiệp tốt giờ cũng không muốn tiếp cận nhiều vốn vay, mà chủ yếu sử dụng vốn tự có nên cung cầu tín dụng cũng chưa gặp nhau.

Ông Vũ thông tin thêm, thực tế thời gian qua lãi suất
ngắn hạn đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã giảm đáng kể. "Đặc biệt, với những khách hàng có triển vọng tốt, hoạt động hiệu quả, chúng tôi còn cho vay lai suat thap khoảng 7% một năm nhưng tốc độ giải ngân không cao", ông Vũ nói.

Thực tế này khá tương đồng với nhận định của giới chuyên gia ngay từ khi thông tin lãi suất huy động giảm được phát đi. Các chuyên gia của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) thẳng thắn cho rằng các nhà băng có rất ít động lực để cắt giảm thêm lãi suất cho vay. "Lãi suất cho vay, do chỉ tập trung ở một số đối tượng khách hàng đặc thù và tiềm năng nên động thái giảm lãi suất này không tạo ra hiệu ứng lan tỏa rộng cũng như chuyển biến tức thì trong việc đẩy mạnh tín dụng ra nền kinh tế", VCBS phân tích.

Từ đầu năm 2014, nhiều khách hàng là doanh nghiệp lớn, có dòng tiền tốt, đã được ngân hàng cho vay the chap với chi phí rất thấp, như lãnh đạo Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước, thậm chí còn thấp hơn cả lãi suất huy động. Do đó, dư địa để các nhà băng giảm thêm lãi suất gần như còn rất ít.

Bên cạnh đó, việc các ngân hàng bí đầu ra chủ yếu vẫn là do nợ xấu và sức khỏe cùng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp kém chứ không nằm ở lãi suất. "Nếu việc giải quyết nợ xấu không có những chuyển biến rõ rệt thì việc giảm lãi suất cho vay, nếu có, chủ yếu rơi vào các khoản vay cũ", một chuyên gia nói.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính ngân hàng, Đại học Mở TP HCM cho rằng, vấn đề khó hiện nay là gỡ khó đầu ra cho doanh nghiệp chứ riêng việc hạ lãi suất cũng khó giải quyết được bài toán tắc tín dụng.

Theo vnexpress.net