Uống cà phê, trà hay các đồ uống có chứa cafein hằng ngày sẽ làm tăng đường huyết, bất lợi đối với sức khỏe cũng như quá trình điều trị cho những người mắc tiểu đường tuýp 2.

TS James Lane, nhà tâm lý học ở Duke, trưởng nhóm nghiên cứu đã theo dõi 10 bệnh nhân mắc tiểu đường týp 2, những người này đều uống ít nhất 2 tách cà phê mỗi ngày nhưng luôn cố gắng kiểm soát bệnh của mình bằng chế độ ăn, luyện tập và dùng thuốc.


Mỗi bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ mức glucose trong máu liên tục trong 72 giờ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi bệnh nhân uống đồ uống chứa cafein, lượng đường trong máu tăng 8%. Cafein cũng làm tăng lượng glucose sau bữa ăn lên nhanh, cụ thể là tăng 9% sau bữa sáng, 15% sau bữa trưa và 26% sau bữa tối.
“Chúng tôi không chắc chắn rằng cafein làm tăng mức đường huyết nhưng chúng tôi có 2 giả thuyết. Một là cafein gây cản trở quá trình chuyển glucose từ máu sang hệ cơ và các tế bào trong cơ thể. Hai là cũng có thể cafein kích thích sản xuất adrenaline, hormon góp phần làm tăng đường huyết”, TS Lane chia sẻ.
Tuy nhiên, dù cách giải thích nào đúng thì rõ ràng mức đường huyết càng cao càng bất lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Hiện không có bất cứ khuyến cáo nào về việc người mắc tiểu đường không được uống cà phê nhưng với nghiên cứu này, bản thân những người đang mang bệnh tiểu đường nên cảnh giác với loại đồ uống có chứa cafein vốn rất phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới này.

Bên cạnh việc hạn chế uống cà phê thì bạn cũng phải thực hiện việc kiểm tra đường huyết của mình thường xuyên thông qua máy đo đường huyết