Ngược quốc lộ 22 về Tây Ninh, cách TP.HCM 40km là thị trấn Trảng Bàng, xứ sở của món đặc sản có một không hai, vừa quen vừa lạ: gỏi cuốn bánh tráng trảng bàng phơi sương và bánh canh.


Gỏi cuốn bánh canh thì ai cũng biết, nhưng không đâu có cách chế biến và thưởng thức “kỳ cục” như ở Trảng Bàng. Trước tiên là khâu làm bánh tráng, nguyên liệu là loại gạo đặc sản địa phương. Ngâm gạo với nước và muối theo tỉ lệ 3,5 lít nước, 2 lít gạo, 30g muối đem xay thành bột. Lấy bột tráng bánh, hơi dày. Cái độc đáo của bánh tráng Trảng Bàng là sau khi tráng đem phơi khô như bánh đa đất Bắc, nướng chín bằng lửa than, để đó đến 4 - 5 giờ sáng đem phơi sương khoảng 30 phút. Đợi sương thấm, bánh dẻo lại, cho vô bọc nylon cột chặt, hôm nào ăn không cần nhúng nước, vẫn xốp, dẻo. Người Trảng Bàng dùng bánh phơi sương để cuốn gỏi. Thành phần gồm có: tôm hấp, thịt ba rọi, rau xà lách, dấp cá, húng, tía tô, dưa món và củ kiệu muối, ngày Tết có thể đem cuốn với thịt kho hột vịt, dưa cải.

Mùi bánh thơm thơm, vị beo béo quyện với vị béo, ngọt cua tôm, thịt, đậm đà của nước chấm, hăng hắc, chát nồng của rau thơm, cay cay của ớt. Cứ thế, ăn đến “cành hông” lúc náo không hay, dân nhậu có thể làm “sương sương” với rượu đế thứ thiệt.

Vào các quán ở thị trấn Trảng Bàng, kêu món gỏi cuốn, khách ăn chưa xong người phục vụ đem ra “hầu” tiếp tô bánh canh nghi ngút khói. Bột bánh canh của Trảng Bàng cũng làm bằng gạo chứ không phải bột lọc như những nơi khác, sợi to hơn sợi bún. Bánh canh được nấu với giò heo, đệm vài lát củ cải, cà rốt, trên mặt tô rải vài lát thịt ba rọi, mỡ, tỏi, hành, ngò, nêm gia vị, tiêu, nước mắm nguyên chất. Sau món gỏi cuốn nhiều tính “hàn”, tô bánh canh nóng hổi, húp xì xụp, ngọt ngào, thơm phức, nồng ấm, lữ khách sẽ trút bỏ hết những mệt nhọc đường xa.

Cả trăm năm nay, món gỏi cuốn bánh tráng phơi sương và bánh canh trảng bàng giò heo đã hiện diện ở Trảng Bàng, nổi tiếng khắp nơi. Nhiều người giàu lên từ bánh canh, gỏi cuốn như chủ quán Mười Nết, Thanh Tùng, Út Huệ, Hoàng Minh, Nam Thai, Bảy Bảnh… Trong số họ có những người “cha truyền con nối”, 2 - 3 đời làm bánh canh, gỏi cuốn. Mùa vía Bà Tây Ninh, khách từ TP.HCM và các nơi đổ về, dừng chân ở Trảng Bàng đông nghẹt, các quán đặc sản luôn không đủ chỗ ngồi, có cả những vị khách nước ngoài.
Ngoài ra còn có các đặc sản, hoặc là muối tôm tây ninh nữa
Bài viết khác cùng Box