• ĐĂNG TIN VÀO DIỄN ĐÀN
    Kết quả 1 đến 2 của 2
    1. #1

      Ngày tham gia: Apr 2014
      Đang sống tại: nghệ an
      Yahoo: anhhung_249
      SDT: 0963854012
      Bài viết: 60

      Ăn uống cho người bị bệnh gout

      Điều quan trọng khi điều trị gout là chế độ ăn uống, phải kiêng cữ rất nhiều thứ, nếu không bệnh sẽ tăng nặng.

      Bệnh Gút (Gout) là một bệnh lý được biết đến lâu đời nhất của loài người - đã hơn 2000 năm. Bênh Gút thường do các cơn tái phát của viêm khớp cấp tính, biểu hiện thông thường nhất là sưng tấy, đỏ ngón chân cái (50% trường hợp).

      Theo đông y, nguyên nhân chủ yếu của bệnh gout là do thấp nhiệt uẩn kết, làm khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch nhu, sác.


      Bệnh gut là một dạng bệnh thấp khớp làm người bệnh rất đau, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp.

      Người bị bệnh gut phải điều trị tích cực bằng tây y và đông y. Điều quan trọng không kém là chế độ ăn uống, phải kiêng cữ rất nhiều thứ, nếu không bệnh sẽ tăng nặng.

      Không được ăn những thực phẩm giàu đạm như các loại hải sản, thịt đỏ như thịt trâu, bò, dê, heo rừng…; phủ tạng động vật như lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; trứng gia cầm, đặc biệt là trứng lộn như cút, gà, vịt.

      Trong khẩu phần ăn hằng ngày, cần chú ý giảm các loại đạm có trong thịt gà, vịt, heo…., trong các loại hải sản như cua, ốc, lươn.

      Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà… vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.



      Các loại thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua… rất tốt cho người bị bệnh gout. (Ảnh minh họa)

      Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như mì tôm, các loại thức ăn nhanh.

      Người bị bệnh gout tuyệt đối cấm dùng rượu bia. Không được dùng đồ uống có gaz, nước ngọt. Giảm các đồ uống có tính toan như nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.

      Các loại thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua… rất tốt cho người bị bệnh gout. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng, do vậy làm giảm sự hình thành acid uric.

      Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận. Lưu ý, người bị bệnh gout rất cần nước, nên uống hơn 3 lít nước mỗi ngày.

    2. #2

      Ngày tham gia: Apr 2014
      Đang sống tại: nghệ an
      Yahoo: anhhung_249
      SDT: 0963854012
      Bài viết: 60
      THUỐC CHỮA BỆNH GÚT HIỆU QUẢ NHẤT
      Hiện nay, việc chữa trị bệnh gút bằng Tây y đã không loại bỏ triệt để được căn bệnh này và còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây nguy hại cho sức khỏe. Bởi vậy, đã có rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu về cách thức điều trị bệnh gút theo phương pháp Đông y. Chúng tôi đã có dịp trao đổi với Bác sĩ – Tiến sĩ Mai Quang Ân, nguyên trưởng ban chủ nhiệm dự án nghiên cứu về bệnh xương khớp của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc Dân tộc. Cuộc trao đổi này giúp các bạn nắm rõ được thông tin về bệnh gút và cách điều trị tốt nhất theo phương pháp Đông y.

      PV: Thưa bác sĩ, Bệnh Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Vậy, xin bác sĩ cho chúng tôi và độc giả biết cụ thể thông tin về bệnh gút?

      Ts Mai Quang Ân: Trong Đông y gọi bệnh gút là bệnh Thống phong là một loại bệnh Tý (chỉ trạng thái kinh mạch, xương khớp bị nghẽn tắc, đau nhức, vận động khó khăn). Chứng đau xuất hiện ở khắp các khớp xương, đau ghê gớm như bị hổ cắn, nên còn gọi là chứng Bạch hổ lịch tiết phong (lịch là khắp cả, tiết chỉ khớp xương).

      Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tà sẽ thâm nhập vào sâu bên trong, gây tổn thương các tạng phủ, chủ yếu là hai tạng can, thận. Bệnh kéo dài lâu ngày khiến công năng của các tạng phủ suy yếu dần, khí huyết bị ứ trệ hóa thành cục đàm - đọng lại quanh các khớp dưới dạng những khối u. Đông y gọi những khối u đó là thống phong thạch (đá thống phong).

      Còn Theo Tây y, Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purin. có đặc điểm chính là tăng axit uric máu. Khi axit uric bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào sẽ gây lắng đọng các tinh thể monosodium urat ở các mô. Tùy theo vi tinh thể urat bị tích lũy ở mô nào mà bệnh biểu hiện bởi một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng như viêm khớp cấp hoặc mãn tính, các hạt tôphi ở mô mềm; suy thận và sỏi tiết niệu...


      PV: Xin bác sĩ hãy chỉ rõ nguyên nhân gây nên bệnh gút (Thống phong) là gì ạ?

      Ts Mai Quang Ân: Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh này là khí huyết suy yếu khiến ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây nghẽn tắc kinh lạc. Hậu quả là khí huyết rối loạn, tà độc tích tụ ở các khớp, gây đau nhức, vận động khó khăn. Khí huyết suy yếu, trọc ứ còn gây nên thể huyết ứ đàm trở, thể can thận suy hư.
      Từ xưa, các thầy thuốc Đông y đã nhận thấy thống phong có những biểu hiện bệnh lý rất phức tạp, không thể chỉ dùng một phương thuốc cố định mà chữa khỏi. Vì vậy, cần căn cứ vào các chứng trạng cụ thể để phân loại bệnh và sử dụng các phép trị, bài thuốc tương ứng.
      PV: Y học cũng như nhiều ngành khoa học khác đang phát triển rất mạnh mẽ, xin bác sĩ cho biết hiện nay các phương pháp chủ yếu được áp dụng phổ biến cho việc điều trị bệnh gút (Thống phong) như thế nào?

      Ts Mai Quang Ân: Hiện nay, người bị mắc chứng bệnh gút hay chính là bệnh thống phong thường thấy rất khổ sở vì bị những cơn đau của căn bệnh này “hành hạ”. Điều trị bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả và an toàn cho người bệnh đang là vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học cả đông và tây y rất quan tâm. Thực trạng hiện nay thường áp dụng các phương pháp điều trị như sau:

      1. Phương pháp dùng thuốc Tây y giảm đau:
      Hiện tại, trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh ở cả thể cấp hoặc mãn tính, bao gồm colchicin, các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), sulfinpyrazon, allopurinol, probebecid, corticotrophin (ACTH) và glucocorticoid… Các thuốc đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc giảm đau là con dao hai lưỡi ngoài giảm đau thì thuốc còn gây nên các tác dụng phụ có ảnh hưởng nguy hiểm đến một số cơ quan khác của cơ thể như: ức chế hệ thần kinh trung ương, viêm dạ dày, tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hoá, suy thận, rối loạn chức năng gan, nhức đầu, tiêu chảy hoặc nổi sẩn, mẩn ngứa, sốt, hoại tử biểu bì nhiễm độc, suy tủy, viêm mạch máu… Thông thường thuốc chỉ được dùng cho những cơn đau cấp tính.
      2. Dùng thực phẩm chức năng
      Nhiều bệnh nhân nhầm tưởng thực phẩm chức năng chính là thuốc để chữa bệnh nên đã sử dụng theo cảm tính, không có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Các thực phẩm chức năng như Nongouta, Go Healthy Celery, Antigout, Hoàng Thống Phong, Trà thải độc cơ thể Nature’s Tea, Soy Protein. Các thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể chữa trị dứt điển bệnh gút, khống chế được các cơn đau của bệnh gút cấp tính.

      3. Phương pháp Đông y
      Trong Đông y cũng có khá nhiều cách thức điều trị như uống thuốc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, vận động phục hồi. Sử dụng phương pháp điều trị theo đông y mang lại hiệu quả tốt và lâu dài.

      PV: Hiện nay, do điều trị bằng thuốc Tây y thường gặp phải nhiều tác dụng phụ nên người bệnh đang hướng đến điều trị bệnh theo Đông y vì tính an toàn và hiệu quả của nó. Xin Ông cho biết về Bài thuốc đặc trị bệnh Gút của Trung tâm hiện đang được độc giả rất quan tâm.

      Ts Mai Quang Ân: Bài thuốc Đông y đặc trị bệnh gút đã được trung tâm nghiên cứu rất nhiều năm và hiện đang được ứng dụng chữa bệnh cho bệnh nhân gút. Đây là bài thuốc có tính hiệu quả rất cao trong điều trị bệnh gút và rất an toàn cho bệnh nhân. Thuốc không gây bất kỳ phản ứng phụ nào, không làm suy giảm chức năng của gan thận như các loại thuốc giảm đau thông thường.

      Một số thành phần của bài thuốc đông y đặc trị bệnh Gút
      Thành phần của bài thuốc bao gồm các dược liệu như đương quy, bạch truật, hoàng cầm, cam thảo, hoàng ma, tỳ giải, tri mẫu, mộc thông, thanh đại, kê huyết đằng, hạnh nhân, tàm sa, liên kiều, xích tiểu đậu, ngân diệp, phòng kỷ, xích thược, thổ phục, uy linh tiên, củ sơn thục, củ khúc khắc, cà gai leo, tần cửu, đỗ trọng, ngưu tất, cây bồ công anh. Tùy thuộc vào biểu hiện bệnh của từng người mà thành phần của các vị thuốc có gia giảm khác nhau.

      Công dụng: Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, thông kinh hoạt lạc nhằm lưu thông khí huyết, giải tỏa các độc tà tích tụ, ứ đọng ở các khớp. Đồng thời, thuốc bổ khí huyết, tuyên thanh, thông lạc, chỉ thống, hóa đàm, bổ ích can thận giúp bệnh nhân xung huyết, hoạt huyết, bình ổn tạng phủ. Trên cơ sở đó, sự hoạt động của các cơ quan còn sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng, lợi gân cốt, phòng và điều trị hiệu quả bệnh gút cấp và mãn tính.

      Hay nói cách khác theo ngôn ngữ y học hiện đại thì bài thuốc có tác dụng điều trị các chứng viêm khớp, thấp khớp, sưng đau, nhức mỏi khớp do gút gây nên. Thuốc điều hòa chuyển hóa nhân purin, giải phóng axit uric trong máu, kháng viêm, giảm đau, trừ thấp nhiệt.

      PV: Điều đặc biệt mà bác sĩ thấy ưu điểm vượt trội của bài thuốc này là gì ạ?

      TS: Mai Quang Ân: Ưu điểm vượt trội mà bài thuốc này mang lại là:
      - Điều trị hiệu quả bệnh gout, tác dụng lâu dài, phòng ngừa tái phát
      - Thuốc không gây ra tác dụng phụ.
      - Bổ gan, thận, hỗ trợ tăng cường chức năng thải độc của gan, thận. Theo đông y, đây là 2 cơ quan chính đảm bảo chức năng của hệ xương khớp. Bài thuốc đông y có tác dụng làm cường gan, thận nên hỗ trợ rất nhiều trong điều trị bệnh lý về xương khớp.
      - Thuốc được bào chế dưới dạng cao viên, chỉ cần hòa vào nước nóng uống, tiện sử dụng, không mất thời gian sắc thuốc. Toàn bộ tinh chất của các dược liệu quý đã được cô đặc lại trong từng viên thuốc.

      PV: Trong điều kiện hiện nay, việc lựa chọn phương pháp điều trị bằng Đông y với bài thuốc đặc trị bệnh Gút có thể sẽ là một hướng đi đúng đắn đối với bệnh nhân điều trị bệnh gút. Vậy ông có lời khuyên nào đối với các bệnh nhân gút?
      Ts Mai Quang Ân: Việc điều trị bệnh gút, bất kể sử dụng Tây y hay Đông y hoặc sử dụng thực phẩm chức năng điều trị gút đều phải có sự thăm khám, tư vấn, chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng thuốc tùy tiện theo cảm tính.
      Ngoài ra, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gút như: Hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm như : Thủy hải sản; các loại thịt có màu đỏ như: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc; trứng vịt lộn; măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá; Các thực phẩm giàu chất béo no như đồ chiên, quay …


      Bệnh nhân cần tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi, để bổ sung dưỡng chất bão hòa cho các khớp; luyện tập vận động thường xuyên để các khớp vận động nhịp nhàng.

      Vâng, xin cảm ơn ông và chúc Trung tâm sẽ đạt được nhiều thành công trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc Đông y trong công tác chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.



    Các Chủ đề tương tự

    1. Bệnh gout và cách phòng tránh
      Bởi dangtinbenhvien trong diễn đàn Thực Phẩm - Dược Phẩm - Y Tế
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 05-12-2015, 05:30 PM
    2. Bệnh gout không chỉ gặp ở người giàu
      Bởi tungluu1908 trong diễn đàn Chợ Linh Tinh
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 12-10-2014, 03:20 PM
    3. Thực phẩm mau lành bệnh cho người bệnh gout
      Bởi truongthi trong diễn đàn Chợ Linh Tinh
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 08-20-2014, 09:32 AM
    4. Bệnh gout và những điều cần biết
      Bởi seochuahuong trong diễn đàn Thực Phẩm - Dược Phẩm - Y Tế
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 07-19-2014, 03:31 PM

    Tag của Chủ đề này

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
    •