Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt Việt Nam xếp thứ 10 trong số những nước có tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Bài viết sau đây xin giới thiệu một số thông tin về căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường hay còn gaọi là bệnh đái tháo đường (tên tiếng anh Diabetes mellitus ) Là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Tỉ lệ người bị bệnh tiểu đường trên thế giới ngày càng cao, cứ mỗi 100 người thì có một người bị mắc bệnh này. và một điểu thật sự đáng buồn là nghiên cứu cho thấy, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ bệnh tiểu đường chỉ đứng thứ 10 thế giới và là nước có bệnh tiểu đường phát triển nhanh nhất. Từ 2,7% người dân mắc bệnh đái tháo đường năm 2002, con số này đã tăng lên 5,7% vào năm 2012. Đây là tốc độ tăng rất nhanh so với trung bình của thế giới. Trong đó khu vực Đông Nam Bộ có tỉ lệ mắc cao nhất cả nước là 6% Dự kiến đến năm 2025 số người mắc tiểu đường có thể tăng lên 8 triệu người. Theo các chuyên gia tốc độ tăng nhanh chóng này nhiều nguyên nhân là do sự thay đổi nhanh chóng lối sống, thành phần bữa ăn theo hướng nhiều mỡ, nhiều đạm. Lượng thịt tiêu thụ trong bữa ăn của người Việt đã tăng 1,5 lần đồng thời lượng rau xanh lại giảm đi.
Trước đây khẩu phần ăn của nhiều người còn thiếu năng lượng và chủ yếu là chất xơ nên tuyến tụy đã quen với việc điều tiết lượng insulin phù hợp cho việc tiêu hóa thành phần dinh dưỡng này. Đến khi chế độ ăn thay đổi đột ngột, cơ thể trở nên thừa năng lượng, protein, lipid, các chất tồn dư bảo quản nhưng lại thiếu chất xơ, vitamin trầm trọng. Những yếu tố này cộng với việc tuyến tụy không điều chỉnh lượng insulin kịp dẫn đến nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao gấp nhiều lần.
Các dạng tiểu đường
Bệnh tiểu đường loại 1
Tiểu đường loại 1 thường xảy ra cho người dưới 40 tuổi, hay bắt đầu vào khoảng tuổi 14. Loại tiểu đường này. Nếu có bố, mẹ, hay anh chị em ruột mang bệnh tiểu đường loại này, cơ hội để một em bé trong gia đình có thể bị bệnh là 5-10%.
Triệu chứng của tiểu đường loại 1 (do tụy tạng không tiết đủ insulin) thường đột ngột, có khi trong vòng vài ngày. Người bệnh đi tiểu luôn, lúc nào cũng khát nước, ăn uống nhiều vì ngon miệng, nhưng vẫn xuống cân. Thỉnh thoảng, có người từ trước vẫn khỏe mạnh, không có triệu chứng, nay đột nhiên hôn mê. Khi đưa vào bệnh viện và thử máu, mới thấy đường lên quá cao trong máu. Đo lượng insulin trong máu, thấy chất insulin trong máu người bệnh rất thấp hoặc không thấy có insulin gì cả.
Tại sao tụy tạng lại không tiết đủ insulin để xảy ra cớ sự? Điều này còn nằm trong vòng giả thuyết, chưa ai biết rõ. Người ta ngờ rằng, vì di truyền, các tế bào beta của tụy tạng đã “yếu” sẵn. Vào một hôm định mệnh, tụy tạng bị siêu vi trùng (virus) tấn công, các tế bào beta đã yếu sẵn nên quị luôn, hư hoại, không còn khả năng tiết ra insulin.
Một khi người bệnh đã có triệu chứng bị tiểu đường loại 1, cách chữa trị là tiêm chất insulin vào, để thay thế cho chất insulin không có đủ trong cơ thể.
Bệnh tiểu đường loại 2
Tiểu đường loại 2 thường xảy ra ở người trên tuổi 40. 80% số người bị bệnh tiểu đường loại này béo mập, nặng cân hơn bình thường. Khi đo lượng insulin trong máu những người nặng cân và bị bệnh tiểu đường , người ta thấy insulin trong máu bình thường, hoặc có khi còn cao hơn bình thường.
Nhiều người thắc mắc rằng insulin trong người, mà vẫn bị tiểu đường. Chỉ vì, muốn dùng được insulin, trên mặt các tế bào phải có đủ những chỗ tiếp nhận insulin, gọi là “insulin receptors”. Trên mặt các tế bào mỡ của những người bị tiểu đường loại 2 không có đủ những chỗ tiếp nhận hầu insulin có thể bám vào để tác động, đưa đường từ ngoài máu vào bên trong tế bào gây ra bệnh tiểu đường, cách chữa trị trong trường hợp này là giảm cân.
Sự di truyền trong trường hợp tiểu đường loại 2 còn mạnh hơn loại 1. Nếu có anh hay em sinh đôi bị tiểu đường loại 2, người kia trước sau gì cũng bị tiểu đường cùng loại. Nếu có bố mẹ bị tiểu đường loại này, gần như 1/3 con cái sinh ra sau này cũng bị tiểu đường.
Những người dễ mắc tiểu đường loại 2
Từ tuổi 45 trở đi, tiểu đường loại 2 dễ xuất hiện. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể đến sớm hơn:
• Người béo mập
• Có bố, mẹ, anh, chị, em ruột mang bệnh tiểu đường .
• Người Á đông (Asian), Mỹ gốc Phi châu (African American), Mỹ gốc da đỏ (Native American), và người gốc Hispanic.
• Sinh con nặng trên 9 pounds hoặc bị tiểu đường lúc mang thai.
• Có cao áp huyết (áp huyết 140/90 trở lên).
• Có lượng cholesterol tốt (HDL) 35 mg/dl trở xuống, hay lượng mỡ triglyceride trong máu 250 mg/dl trở lên
Bệnh không chỉ tăng mạnh ở người trưởng thành mà còn có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Trong những năm gần đây, các bệnh viện ghi nhận không ít trẻ mới 5-10 tuổi, thậm chí vài tháng tuổi mắc bệnh này.
Điều đáng nói là tại nước ta có đến 70% bệnh nhân không biết mình mắc bệnh, nên không chữa trị. Hậu quả là nhiều trường hợp bị các biến chứng nguy hiểm, gây tàn phế, thậm chí là tử vong. Vì vậy, cần đi khám thường xuyên để phát hiện sớm và có hướng điều trị thích hợp. Mỗi gia đình nên chuẩn bị cho mình một thiết bị y tế để có thể tự kiểm tra thường xuyên ở nhà trong quá trình điều trị. Máy đo đường huyết là một giải pháp tối ưu giúp bạn điều này.
Máy đo đường huyết dùng để kiểm tra lượng đường huyết của người đo, kết quả phụ thuộc nhiều vào đầu que thử. Tại đầu que thử có thuốc thử, thông qua phản ứng điện hóa giữa thuốc thử ở đầu que thử và lượng đường trong máu, máy sẽ hiển thị mức đường huyết tương ứng. Kết quả đo đường huyết tại nhà chỉ phản ánh mức đường huyết tại thời điểm kiểm tra. Không thể dựa vào kết quả đo tại nhà mà người dùng tự chuẩn đoán bệnh được. Để biết chính xác thì người dùng phải đến các cơ sở y tế để kiếm tra. Máy đường huyết tại nhà (máy đo tiểu đường) chỉ được dùng để theo dõi hiệu quả của việc dùng thuốc, tập luyện và ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Khi theo dõi mức đường huyết tại nhà bạn chỉ nên sử dụng một loại máy đo đường huyết và nên ghi lại kết quả đo vào sổ theo dõi để tham vấn ý kiến bác sỹ hoặc người có chuyên môn. Ngoài việc thường xuyên theo dõi mức đường huyết tại nhà, bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên đến cơ sở y tế để kiểm tra định kỳ. Mọi kết quả kiểm tra đường huyết tại nhà chỉ mang tính tham khảo, trong mọi trường hợp cần tham vấn ý kiến bác sỹ hoặc người có chuyên môn để tìm vùng đường huyết an toàn cho bạn.
Hãy trang bị máy đo đường huyết tại nhà để chủ động trong việc điều trị và kiểm soát sức khỏe của chính bản thân mình.
Xem thêm sản phẩm máy đo đường huyết tại đây