Sơ mi hay áo sơ mi (chemise, từ mượn của tiếng Pháp) là loại hàng may mặc bao bọc lấy thân mình và hai cánh tay của cơ thể. Ở thế kỷ 19, sơ mi là một loại áo lót bằng vải dệt mặc sát da thịt. Ngày nay, sơ mi có cổ áo, tay áo và hàng nút phía trước. Phiên bản dành cho nữ được gọi là sơ mi nữ (tiếng Pháp: chemisier). Sơ mi được đặc trưng bởi loại vải dệt nên nó. Vải bông (cotton) là vật liệu được dùng nhiều nhất, ngoài ra còn có vải lanh, lụa và vật liệu thuần tổng hợp hay có pha lẫn sợi bông.

Có nhiều cách hiểu về áo sơ mi. Trong tiếng Anh Anh, White Label TeeSpring chỉ riêng loại hàng may mặc có cổ áo, tay áo kèm cổ tay áo và một hàng nút hay khóa chạy dọc. Trong tiếng Anh Mỹ, shirt được mở rộng cho hầu như mọi loại áo mà không phải áo mặc ngoài (như áo len chui đầu, áo choàng, áo jacket) hay áo lót (như áo nịt ngực).

Tùy theo mốt và phép lịch sự mà có thể chọn lựa cho áo sơ mi vào quần ("đóng thùng") hay không. Có thể mặc sơ mi kèm cà vạt ở cổ áo.


Chiếc sơ mi cổ nhất thế giới còn giữ được là một chiếc sơ mi làm bằng vải lanh dưới Triều đại thứ nhất của Ai Cập, được Flinders Petrie tìm thấy trong một ngôi mộ ở Tarkan, niên đại khoảng năm 3000 trước Công nguyên. Chiếc áo có "phần vai và tay áo được gấp nếp đẹp để tạo dáng gọn gàng vừa vặn cơ thể trong khi vẫn chi phép người mặc thoải mái vận động. Người may áo sắp phần diềm nhỏ - được tạo ra trong quá trình dệt dọc theo một bên mép vải - để trang trí cho cổ áo và đường nối bên."[1]

Sơ mi vẫn đóng vai trò là một món đồ lót của nam cho đến tận thế kỷ 20.[2] Mặc dù "sơ mi" dành cho nữ có quan hệ gần gũi với áo cho nam nhưng áo của nam mới là loại áo biến đổi trở thành chiếc sơ mi hiện đại. Vào thời Trung Cổ, sơ mi là loại áo trơn, không nhuộm, mặc sát da thịt và dưới các lớp áo khác. Trong các tác phẩm hội họa thời kỳ này, người ta chỉ vẽ sơ mi lộ ra khi người mặc nó trong tác phẩm là những nhân vật hèn mọn như người chăn cừu, tù nhân và người biết sám hối.[3] Trong thế kỷ 17, sơ mi cho nam được phép thể hiện trong hội họa, cũng giống như các tác phẩm gợi dục vẽ đồ lót ngày nay.[4] Vào thế kỷ 18, thay vì mặc quần trong thì nam giới "dựa vào phần đuôi dài của sơ mi ... để thay cho quần đùi".[5] Nhà sử học nghiên cứu về trang phục thế kỷ 18 là Joseph Strutt tin rằng đàn ông nào không mặc sơ mi khi đi ngủ là đàn ông không đứng đắn.[6] Ngay cả đến tận năm 1879, việc mặc độc sơ mi trên người cũng còn được xem là không phù hợp