Những bài thuốc chữa bệnh mề đay hay

Khoảng hơn 20% dân số ít nhất một lần mắc benh me day trong đời. Bệnh mề đay (urticaria) là một bệnh dị ứng ngoài da, thường phát ra ở những người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ và người lớn đều có thể bị mắc. Trong nhiều trường hợp người bị mề đay có thể dùng trà thuốc để chữa và đạt hiệu quả tốt.

Bệnh mề đay, dân gian thường gọi là “mẩn tịt”, “ma tịt”, “phong lạnh”, hoặc “ma tịt đốt”…
Theo Đông y, benh noi me day thuộc phạm vi các chứng “ẩn chẩn” và “phong chẩn khối”.

Nguyên nhân gây mề đay:

- Nội nhân: chủ yếu do cơ thể suy yếu, âm dương khí huyết mất cân bằng, chức năng tạng phủ bị rối loạn, dẫn tới tình trạng “âm hư huyết táo” mà sinh ra mề đay.

- Ngoại nhân: do “phong hàn” hoặc “phong nhiệt”, nhân lúc cơ thể bị suy yếu, xâm nhập vào cơ thể mà gây nên bệnh mề đay.

Điều trị mề đay bằng trà thuốc

Muốn dùng trà thuoc chua noi me day có hiệu quả, cần căn cứ vào những biểu hiện cụ thể (triệu chứng) để phân biệt loại hình bệnh (thể bệnh), trên cơ sở đó mà lựa chọn phép chữa, bài thuốc thích hợp, theo nguyên tắc Biện chứng luận trị của Đông y như sau:

Mề đay thể phong nhiệt

- Biểu hiện: Nốt chẩn đỏ tươi, nóng rát, nổi mẩn đỏ ngứa, phiền táo, miệng khát; có thể kèm theo sốt, sợ lạnh, họng sưng đau, gặp nóng bệnh phát nặng thêm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhạt, mạch tế sác (nhỏ nhanh). ; Mề đay thường phát sinh trong các mùa Xuân, Hạ.

- Phép chữa: Trừ phong, thanh nhiệt, chống ngứa.

Tùy theo điều kiện, có thể sử dụng một số loại trà thuốc:

- Tang diệp (lá dâu tằm) 10g, vỏ bí đao 20g, mật ong lượng thích hợp. Lá dâu, vỏ bí đao sau khi rửa sạch cho vào nồi, thêm lượng nước thích hợp, nấu sôi khoảng 20 phút; chắt lấy nước, hòa mật ong vào, chia ra uống thay trà trong ngày; liên tục 5-7 ngày.

- Kim ngân hoa 12g, vỏ núc nác 12g, lá đơn đỏ (đơn mặt trời) 6g. Sắc nước uống thay trà trong ngày; liên tục 5-7 ngày.

- Kim ngân hoa 12g, phù bình (bèo cái) 6g, sắc lấy nước uống trong ngày; liên tục 5-7 ngày.

- Lá đơn răng cưa 20g, lá đơn đỏ 20g, đơn tướng quân (sao qua) 20g, củ khúc khắc 20g, cam thảo đất 20g hoặc cam thảo bắc 8g, kim ngân hoa 20g; Sắc nước uống thay trà trong ngày; liên tục 5-7 ngày.

- Tang diệp (lá dâu tằm) 10g, cúc hoa 10g, kim ngân hoa 10g, trúc diệp (lá tre hoặc lá trúc) 5g, bạc hà 4g, đan bì 6g, xích thược 10g, cam thảo 5g; Sắc nước uống thay trà trong ngày; liên tục 5-7 ngày. Dùng trong trường hợp bệnh phát nặng.

Mề đay thể phong hàn

- Biểu hiện: Nốt chẩn sắc trắng, ngứa, gặp gió lạnh thì phát nặng, thời tiết ấm thì bệnh giảm nhẹ. Chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng; mạch phù (nổi trên mặt da); Bệnh thường phát sinh trong mùa Thu, Đông.

- Phép chữa: Trừ phong, tán hàn, chống ngứa

Tùy theo điều kiện, có thể sử dụng một số loại trà thuốc:

- Hương nhu 12g, bèo cái 6g; Sắc nước uống thay trà trong ngày; liên tục 5-7 ngày.

- Quế chi 6g, kinh giới 10g, tía tô 10g, hành 15g (để cả củ), gừng tươi 8g. Sắc nước uống thay trà trong ngày; liên tục 5-7 ngày.

+ Kinh giới 6g, tô diệp 8g, xuyên khung 6g, quế chi 6g, bạch thược 6g, cam thảo 5g, gừng tươi 5g, đại táo 5 trái. Sắc nước uống thay trà trong ngày; liên tục 5-7 ngày. Dùng cho trường hợp bệnh phát nặng.

Mề đay thể huyết hư phong táo (thể mạn tính)

- Biểu hiện: Bệnh kéo dài lâu ngày, thỉnh thoảng lại phát tác, buổi chiều và buổi tối phát nặng hơn. Kèm theo tâm phiền, dễ cáu giận, miệng khô, lòng bàn chân bàn tay nóng. Chất lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi ít. Mạch tế (nhỏ yếu). Bệnh có thể phát sinh trong cả 4 mùa.

- Phép chữa: Dưỡng huyết, nhuận táo, trừ phong, chống ngứa.

Tùy theo điều kiện, có thể sử dụng một số loại trà thuốc:
- Đương quy 10g, bạch thược 10g, kinh giới 6g. Sắc nước uống thay trà trong ngày; liên tục 5-7 ngày.

- Thục địa 12g, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g, nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 10g. Sắc nước uống thay trà trong ngày; liên tục 5-7 ngày.

+ Sinh địa 15g, bạch thược 10g, đan sâm 10g, đương quy 6g, xuyên khung 6g, huyền sâm 10g, hà thủ ô chế 10g, đan bì 10g, thuyền y 6g, cam thảo 6g. Sắc nước uống thay trà trong ngày; liên tục 5-7 ngày. Dùng trong thể bệnh nặng, khí huyết suy nhược, bệnh tái phát nhiều lần.

Thuốc bôi ngoài chữa mề đay

- Bài thuốc 1: Trường hợp bệnh phát nhẹ, chỉ cần dùng cám gạo rang nóng, bọc vào miếng gạc hoặc vải màn, xoa nhẹ lên những chỗ da bị mẩn tịt. Có tác dụng chống ngứa và bảo vệ dạ.

- Bài thuốc 2: Dùng lá khế tươi (nhiều ít tùy theo diện tích da bị mẩn tịt) vò nát, lấy vải màn hoặc gạc bọc lại, xát nhẹ vào chỗ da bị mẩn tịt.

- Bài thuốc 3: Lấy 1 thìa giấm thanh hòa vào 1 chén con nước đun sôi để nguội, dùng bông thấm nước giấm bôi vào chỗ da bị mẩn tịt. Từ lần bôi thứ hai chỉ dùng giấm bôi lên chỗ nổi mề đay, không dùng nước nữa.