Theo khuyến cáo của các chuyên gia thẩm mỹ, những người có nhu cầu thực hiện phẫu thuật gọt mặt, độn cằm phải rất thận trọng khi chọn nơi thực hiện, bởi chỉ cần một sơ sẩy nhỏ, gương mặt có thể dị dạng, thậm chí gặp tai biến nguy hiểm.

Gọt mặt có đau không? gọt mặt, độn cằm là phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm

Rủ nhau xuất ngoại làm đẹp

Chia sẻ trên một diễn đàn mạng về làm đẹp, một phụ nữ tên N. cho biết vì không hài lòng với chiếc cằm móm, chị đã tìm đến một thẩm mỹ viện ở quận 1, thực hiện thủ thuật độn cằm: “Mấy ngày đầu đau đớn vô cùng, nói cười, đụng chạm gì cũng đau. Tuy nhiên bù lại tôi có chiếc cằm như ý”.

Một phụ nữ khác thì kể đã bỏ ra gần 50 triệu đồng phau thuat tham my got mat hai cái xương hàm trên mặt (hằng ngày nhìn rất giống đàn ông) bằng phẫu thuật gọt mặt, “Đến giờ tôi vẫn không quên những cơn đau sau phẫu thuật gọt xương hàm. Đau thấu trời dù có uống thuốc giảm đau…”.

Ngoài hai trường hợp này, một số ý kiến khác cũng bày tỏ ý định muốn tìm nơi làm đẹp uy tín để giải quyết những chiếc xương hàm nhô ra xấu xí trên mặt. Một nhóm người còn rủ nhau sang Thái Lan, Hàn Quốc hay thẩm mỹ viện tại hà nội phẫu thuật vì cho rằng kỹ thuật bên đó ít đau và đã có nhiều bạn bè sang đó trở về với gương mặt đẹp như người mẫu.

Phẫu thuật phức tạp, cần chuyên môn cao

Theo TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, trưởng khoa phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình, bệnh viện đại học Y dược TPHCM, tại Việt Nam hiện đã có nhiều bệnh viện chuyên khoa lớn có thể thực hiện phẫu thuật gọt xương hàm. Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, sau đó các bác sĩ mổ hai đường dưới góc hàm và cạnh dưới má, bóc tách phần cơ, can thiệp trực tiếp vào phần xương cần chỉnh hình bằng các loại máy khoan, cắt chuyên dụng trong phẫu thuật y khoa. Sau gọt bỏ, xương hàm được dũa cho trơn láng. “Những người có vùng xương hàm bạnh ra, miệng vẩu, hay gương mặt móm phần cằm… đều có thể thực hiện độn cằm, gọt xương hàm. Tuy nhiên đây là những phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ, kỹ thuật viên phải có chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm. Nếu ra nước ngoài thực hiện mà nhằm phải cơ sở dỏm thì cũng không thể loại trừ những biến chứng có thể xảy ra”, bác sĩ Tuấn lưu ý.

Có nhiều cách làm đẹp khác

Bác sĩ Tuấn cho biết, hiện có rất nhiều phương pháp làm đẹp hiệu quả, an toàn, chứ không chỉ mỗi kỹ thuật gọt xương hàm, độn cằm. Chưa kể, chi phí cho một cuộc phẫu thuật cắt bỏ xương hàm khá cao, khoảng từ 30 đến 50 triệu đồng: “Biết cách trang điểm tuỳ thuộc cấu trúc gương mặt cũng có thể tôn vinh nét đẹp. Hoặc nếu tuổi còn trẻ, thay vì cắt bỏ xương hàm, có thể thực hiện niềng răng”, bác sĩ Tuấn nói.
Cũng theo bác sĩ Tuấn, những ai muốn phẫu thuật chỉnh hình bằng gọt xương hàm, độn cằm đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt, trước phẫu thuật cần thực hiện các xét nghiệm cơ bản như: chỉ số tim mạch, huyết áp, nhóm máu, X-quang xương hàm, vùng mặt… Đặc biệt, phải chuẩn bị tâm lý thật vững để trải qua cuộc phẫu thuật nhiều đau đớn này.

Phẫu thuật này hiện có thể thực hiện theo hai phương pháp, trong đó, phương pháp bên ngoài má dễ để lại sẹo và độ thẩm mỹ chưa thể toàn diện. Chính vì vậy, nhiều người chịu bỏ tiền để được phẫu thuật bên trong vòm miệng. Kỹ thuật này khó hơn nhưng hiệu quả thẩm mỹ cao. Tuỳ thuộc sự nhô ra của xương hàm nhiều hay ít, cuộc phẫu thuật sẽ diễn ra trong khoảng từ hai đến ba giờ. Bệnh nhân sau phẫu thuật được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau, phải ăn thức ăn mềm như cháo loãng và phải nằm điều dưỡng tại bệnh viện ít nhất một ngày trước khi xuất viện. Kết quả sẽ thấy rõ thường sau ba tháng, kể từ lúc phẫu thuật.

Nhiều biến chứng khó lường

Đánh vào tâm lý khát khao làm đẹp của nhiều phụ nữ, một số thẩm mỹ viện đã quảng cáo tràn lan trên mạng về những thủ thuật gọt, thậm chí cắt xương hàm, độn cằm... Tuy nhiên, theo ThS.BS Lê Nguyễn Diên Minh, khoa phỏng - tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM: “Không phải thẩm mỹ viện nào cũng có thể thực hiện được các phẫu thuật này. Nếu làm đẹp ở các cơ sở không có chuyên môn cao, bệnh nhân có thể mắc phải các tai biến như: chảy máu sau phẫu thuật, thiếu xương, hụt xương gây dị dạng gương mặt do gọt bỏ xương quá nhiều. Thậm chí còn có nguy cơ bị liệt dây thần kinh vùng mặt. Với những trường hợp bị liệt dây thần kinh, rất khó phục hồi”.

Cũng theo bác sĩ Minh, phương pháp gọt bỏ xương hàm dễ hơn cắt bỏ. Bởi, nếu bệnh nhân muốn cắt bỏ, ca phẫu thuật phải có sự kết hợp giữa bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình với bác sĩ nha khoa; trước phẫu thuật, bệnh nhân còn phải chụp X-quang các vị trí trên gương mặt, chỉnh thể răng, nhổ răng… tiến trình này diễn ra rất phức tạp.