Làm gì khi bị bệnh trĩ ?

Để có phác đồ điều trị bệnh trĩ khỏi ăn, trước tiên cần xác định mức độ bệnh trĩ hiện tại bằng cách đến phòng khám ngoại – tiêu hóa của các bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hoặc có thể dựa vào hướng dẫn sau:

Bệnh trĩ chia ra làm hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại.

Đặc điểm của bệnh trĩ nội:

- Xuất phát ở bên trên cơ thắt hậu môn
- Bề mặt trĩ nội là lớp niêm mạc của ống hậu môn
- Không có thần kinh cảm giác, không gây đau.
- Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn, chảy nước hôi.
- Tuỳ theo diễn tiến, trĩ nội được phân thành bốn độ:
Độ 1: búi trĩ mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi tiêu nhưng tự lên
Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài hậu môn thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử,viêm loét.

Đặc điểm của bệnh trĩ ngoại:

- Xuất phát bên dưới cơ thắt hậu môn
- Bề mặt trĩ ngoại là lớp biểu mô lát tầng
- Có thần kinh cảm giác, thường gây đau cho bệnh nhân.
- Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa hậu môn.

Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nộitrĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ ngoại và phần trĩ nội sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường biểu hiện dưới hình thái trĩ hỗn hợp (bao gồm cả trĩ nội trĩ ngoại).

TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ - ELIZABETH - ĐƯỜNG RUỘT HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 89 Thành Thái P.14, Q.10, TP.HCM
Điện thoại: 083.8686.222
Website: benhtrihcm.com