Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí,.....
Triệu chứng điển hình
1. Hắt hơi
Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng. Những cơn hắt hơi mang tính đột ngột, nhiều lần, hắt hơi liên tục, kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng
2. Ngứa mũi
Cơn ngứa mũi thường xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em. Đôi khi, người bệnh ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài.
3. Chảy nước mũi
Chảy nước mũi thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Người bệnh bị chảy cả 2 bên, nước màu trong suốt, không có mùi.
4. Tắc ngạt mũi
Do chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi, có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi. Người bệnh phải thở bằng miệng và ở trẻ em có thể bị cảm giác ngạt thở. Trường hợp nặng có thể mất mùi hoàn toàn.
5. Đau
Ngoài cảm giác đầy trong mũi, ngạt cứng trong mũi, vì thiếu thở nên người bệnh có cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng lao động chân tay, trí não. Một số trường hợp của đau ở vùng mũi, vùng xoang mặt và kèm theo cả rối loạn vận mạch vùng mặt.
6. Chảy nước mắt, ngứa mắt, phù nề thâm quầng mí mắt
Trong cơn dị ứng mũi thường kèm theo dị ứng vùng mắt, vùng họng.
7. Đau đầu, đau họng, rồi loạn giấc ngủ



Phương pháp điều trị
Mục tiêu của điều trị là làm thuyên giảm triệu chứng và cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với dị nguyên (các tác nhân gây ra dị ứng).
Có 3 phương thức căn bản để điều trị viêm mũi dị ứng:
1. Tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống.
Phấn hoa và nấm mốc: Với những người dị ứng với phấn cỏ, bệnh sẽ xuất hiện vào đầu mùa hè, với các trường hợp nhạy cảm với phấn hoa, bệnh sẽ xuất hiện vào mùa xuân, nhiều người bệnh có thể diễn biến quanh năm và nặng lên vào một mùa cao điểm.
Chất gây dị ứng trong nhà: bụi, bọ ve,…
Dị ứng với lông vật nuôi nên tránh hoàn toàn là lựa chọn tốt nhất..
Chất gây dị ứng nghề nghiệp: Sử dụng mặt nạ hoặc khẩu trang là cần thiết.
Tiếp xúc với khói, nước hoa, thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ và ô nhiễm môi trường có thể gây nên không đặc hiệu ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.
Tránh stress, tránh các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin.
Cẩn thận khi thời tiết thay đổi, điều tiết độ ẩm và độ ấm để phòng ngừa viêm đường hô hấp.
Giữ vệ sinh mũi, thường xuyên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để rửa mũi, tránh hít khói thuốc lá.
2. Sử dụng thuốc:
Tuy nhiên trong thực tế, đa số bệnh nhân không thể kiểm soát được các tác nhân gây dị ứng, vì vậy sử dụng thuốc thường là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất.
Các thuốc được chỉ định:
Thuốc kháng histamine: là những thuốc ức chế việc giải phóng hoặc tổng hợp các chất hóa học trung gian gây phản ứng dị ứng
Thuốc thông mũi: dạng nhỏ, xịt,
Thuốc corticorid: dùng cho đợt cấp và nghiêm trọng
Sử dụng các bài thuốc, vị thuốc đông y như " thương nhỉ tử tán ", " Tân di tị uyên"....
Bài thuốc "Thương nhỉ tử tán" có hiệu quả cao trong điều trị viêm mũi dị ứng
3. Liệu pháp miễn dịch
Khi 2 biện pháp trên thất bại thì người ta mới xem xét đến phương pháp thứ 3 là thay đổi miễn dịch (miễn dịch liệu pháp - immunotherapy).
Đây là phương pháp cho chủ thể dị ứng hấp thụ với liều tăng dần dị nguyên nhằm đạt được giảm mẫn cảm, tức là giảm các triệu chứng khi phơi nhiễm tự nhiên trở lại với chính dị nguyên đó. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp duy nhất điều trị tận gốc căn nguyên gây dị ứng.
Ngoài ra, mặc dù viêm mũi dị ứng thường được điều trị nội khoa, nhưng trong một số trường hợp người ta cần đến phẫu thuật. Đó là khi cần giải quyết bệnh tích ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng tiến triển tạo nhiều polyp (thường gọi là thịt dư), hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hoá quá mức gây nghẹt mũi nhiều không thể phục hồi dù đã uống thuốc tích cực.
Bệnh viêm xoang là gì?
Xoang là các khoang rỗng nằm trong khối xương mặt, thông với hốc mũi, trong đó có chứa đầy không khí.
Xoang được bao bởi niêm mạc và có chức năng: Làm nhẹ đầu, Làm thùng cộng hưởng, Lọc và sưởi ấm không khí.



Viêm xoang là viêm phù nề niêm mạc trong xoang, tăng ứ đọng dịch nhày mủ, gây ra hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi.



Hình ảnh của viêm xoang
Khi các lỗ thông xoang bị tắc, có quá nhiều dịch nhày tích tụ, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn tới nhiễm trùng xoang.
Các xoang bị viêm: Viêm xoang trán, viêm xoang bướm, viêm xoang sàng, viêm xoang hàm, Viêm nhiều xoang cùng một lúc.


các cặp xoang

Bốn cặp xoang được gọi là các xoang cạnh mũi:
- Xoang trán: phía sau trán
- Xoang bướmhía sau mắt
- Xoang sàng hía sau mũi
- Xoang hàm trên: phía sau xương gò má.
Điều trị viêm xoang không dùng thuốc
Biện pháp hydrat hóa: Dùng cho viêm xoang nhẹ, không kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn cấp.
Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch tiết, làm mềm chất nhầy và hỗ trợ dẫn lưu dịch.
Xông hơi khoang mũi bằng nước nóng hoặc có thể pha chút tinh dầu: giúp giải tỏa khó chịu và dịch nhầy trong mũi, giúp dễ thở.
Các món súp nóng, trà gừng, trà nóng, ..
viêm xoang mũi
Uống nhiều nước tốt cho việc điều trị viêm xoang
Rửa mũi hoặc xịt mũi bằng nước muối sinh lý
Trong bệnh lý mũi xoang mãn tính, rửa mũi giúp làm sạch hố mũi, các khe thông mũi xoang và các xoang, tránh sự ứ đọng dịch nhầy, đàm mủ, giúp hồi phục chức năng vận chuyển của niêm mạc mũi xoang, giúp làm nhẹ các triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi, chảy mũi sau, nhức đầu, hơi thở hôi.
Giữ mũi sạch sẽ
Nước muối sinh lý nồng độ 9/1.000 (hay 0,9/100), có nồng độ thẩm thấu bằng với nồng độ thẩm thấu của tế bào, do đó sẽ không có bất kỳ hiện tượng làm ảnh hưởng đến các tế bào của niêm mạc mũi xoang nói riêng cũng như tế bào toàn cơ thể nói chung nên rất an toàn, có thể sử dụng tốt để rửa mũi cho cả trẻ em và người lớn mà không gây bất kỳ khó chịu hay tác dụng phụ đáng kể nào khi thực hiện rửa mũi hằng ngày lâu dài.
Điều trị viêm xoang dùng thuốc
Thuốc sử dụng điều trị phụ thuộc vào loại viêm xoang và nguyên nhân gây ra viêm xoang. Hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp tính không cần phải điều trị vì tác nhân gây bệnh thường do virus vốn gây bệnh cảm cúm thông thường, chỉ cần tự chăm sóc vệ sinh vùng mũi họng cũng giúp hồi phục nhanh và giảm nhẹ các triệu chứng.
Các thuốc bác sĩ có thể kê trong điều trị chữa viêm xoang:
Thuốc kháng histamine (chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadine... ) Các loại thuốc này rất hiệu quả đối với ngứa và sổ mũi do dị ứng nhưng không có tác dụng chữa nghẹt mũi. Do vậy cần phối hợp với các thuốc điều trị nghẹt mũi.
Thuốc Corticoid (dạng xịt, dạng uống): Các thuốc này giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng viêm.
Thuốc co mạch giúp thông mũi: Các dược chất thường dùng là phenylpropanolamin, pseudoephedrin. Thuốc khá hiệu quả trong việc làm thông mũi nhưng cũng có tác dụng phụ. Loại thuốc này dùng dưới dạng uống hay xịt, chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày do hiện tượng nhờn thuốc tạo nên vòng bệnh lý luẩn quẩn dẫn tới viêm mũi mạn tính.
Thuốc giảm đau (aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen…)
Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng, bệnh bị tái phát hoặc kéo dài dai dẳng thì việc sử dụng thuốc kháng sinh mới là cần thiết.
Thuốc kháng sinh dùng để điều trị viêm xoang cấp tính gây ra do nhiễm vi khuẩn bao gồm amoxicillin,…. Việc dùng thuốc đúng, đủ và đều đặn có thể diệt được vi khuẩn. Ngược lại, nếu dùng thuốc không đúng chỉ định, vi khuẩn sẽ nhờn thuốc, gây bùng phát bệnh trở lại.
Thuốc kháng nấm: khi viêm xoang do nhiễm nấm. Liều dùng thuốc - cũng như dùng thuốc trong bao lâu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm nấm cũng như tốc độ đáp ứng của bệnh.
Thuốc đông y: Sử dụng các dược liệu, các bài thuốc quý trong điều trị viêm xoang như "Thương nhỉ tử tán"," Thạc không cao"... Sử dụng thuốc đông ý có ưu điểm là không gây tác dụng phụ, có hiệu quả lâu dài.