Bộ giải pháp công nghệ có khả năng tích hợp toàn bộ các công cụ quản lý sản xuất kinh doanh thành một hệ thống duy nhất nhằm tự động hóa các hệ thống quản lý, làm cho mọi phòng ban được có khả năng khai thác nguồn lực phục vụ cho doanh nghiệp.
Một công ty không có ERP thì sẽ ra sao?
Thực tế:
  • Không có hệ thống ERP thì đa số công ty vẫn cứ đều đều vận hành
  • Không tới mức không hoạt động được
  • Nhưng muốn trở thành công ty lớn, quy mô hàng trăm, nghìn nhân sự thì quả thực rất khó

Tại sao?
Bởi lẽ nếu doanh nghiệp quản lý một vài nhân sự thì quy trình không cần lắm, công cụ cũng không cần lắm. Bởi công ty có thể tự kiểm soát được tiến độ, công việc, con người,...

Nhưng khi doanh nghiệp có hàng chục bộ phận, nhiều địa điểm kinh doanh và hàng trăm con người thì doanh nghiệp không thể tự kiểm được nếu như không có phần mềm chuyên biệt hỗ trợ.
Thực trạng hiện tại:
Hầu như các doanh nghiệp mỗi một bộ phận có một phần mềm riêng ví như: phần mềm nhân sự, kế toán, kho vận,...
Tuy nhiên, việc ứng dụng các phần mềm riêng lẻ cho từng bộ phận sẽ làm cho việc kết nối thông tin giữa các bộ phận gặp nhiều khó khăn. Điều đó dẫn tới khả năng vận hành tập đoàn không được trơn tru, khó cải thiện và tăng hiệu suất công việc.
Điểm khác biệt cơ bản của ERP so với việc duy trì nhiều phần mềm quản lý rời rạc
Điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng hệ thống ERP so với các áp dụng nhiều phần mềm quản lý rời rạc khác như phần mềm kế toán, quản lý nhân sư, quản lý bảo hành,...là tính tích hợp. Hệ thống ERP chỉ là một phần mềm duy nhất và các module (phân hệ) của nó thực hiện các chức năng tương tự như các phần mềm quản lý rời rạc và các module này còn làm được nhiều hơn thế trong môi trường tích hợp.
Các phân hệ cơ bản của một hệ thống ERP điển hình có thể như sau:
  • Kế toán: phân hệ này cũng có thể chia thành nhiều phân hệ nữa như sổ cái, công nợ phải thu, công nợ phải trả, tài sản cố định, quản lý tiền mặt, danh mục đầu tư,...và phân hệ kế toán được xem là nền tảng của một phần mềm ERP.
  • Mua hàng
  • Kho vận
  • Sản xuất
  • Bán hàng
  • Quản lý nhân sự và tính lương
  • Quản lý quan hệ với khách hàng, cổ đông và công chúng

Tính tích hợp của ERP do các module có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như các bộ phận trong cơ thể chúng ta. Vì sự khác biệt này mà cách tiếp cận xây dựng hệ thống ERP của các công ty phần mềm và cách hiểu về phần mềm ERP của chúng ta cũng khác đi so với cách hiểu về phần mềm thông thường. Hệ thống ERP là phần mềm mô phỏng và quản lý các hoạt động của tập đoàn theo quy trình.
>>> Xem thêm: phần mềm quản lý sản xuất
Qua đó thấy được ưu điểm của hệ thống ERP là tích hợp toàn bộ hệ ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể tự động hóa các quy trình quản lý. Việc triển khai thành công hệ thống ERP sẽ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài.
Lợi ích khi áp dụng ERP là rất lớn
  1. Cái được đầu tiên đó là bạn có được một hệ thống dữ liệu chính xác và thống nhất giúp cho quá trình ra quyết định được nhanh chóng và bớt cảm tính hơn.
  2. Thứ hai bạn có thể điều hành và theo dõi hoạt động của doanh nghiệp từ xa, không nhất thiết phải ngồi tại văn phòng, chỉ cần một máy tính kết nối internet là đủ.

Khi thực hiện phần mềm quản trị doanh nghiệp có nghĩa là doanh nghiệp bạn đang hoạt động theo 1 tiêu chuẩn cao về quản trị doanh nghiệp như các công ty hiện đại trên thế giới đang áp dụng. Đây chính là cơ hội tiếp cận với các quy trình chuẩn của nước ngoài.
Đã đến lúc doanh nghiệp của bạn nên ứng dụng hệ thống phần mềm ERP trong quản lý và hoạch định doanh nghiệp, vui lòng truy cập website: http://itgvietnam.com/ hoặc gọi tới hotline: 0986.196.838 để được cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết nhất.