Trên thực tế sử dụng, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tín hiệu đường truyền Internet của gia đình bạn. Những nguyên nhân này có thể gây nên tình trạng truy cập các dịch vụ Internet bị chậm hay chập chờn, gián đoạn hoặc có thể mất hoàn toàn tín hiệu kết nối.

Trong một thời gian dài hoạt động MạngFPT.Net nhận được rất nhiều phản hồi từ phía người dùng dịch vụ mạng Internet phản ánh về chất lượng dịch vụ (điển hình là tốc độ chậm). Tình trạng mạng Internet bị chậm không chỉ diễn ra trên thuê bao của FPT Telecom mà còn diễn ra trên rất rất nhiều thuê bao của 3 nhà mạng lớn khác là VNPT, Viettel, CMC...

Vậy, vì sao? tình trạng truy cập mạng Internet bị chậm nói chung và mạng FPT bị chậm nói riêng diễn ra. Trong bài viết này chúng tôi cố gắng tổng hợp các nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng trên một cách đơn giản và hiệu quả nhất.


Nguyên nhân và cách khắc phục mạng FPT chậm​

Các nguyên nhân cũng như cách khắc phục dưới đây áp dụng cho tất cả các thuê bao Internet của tất cả các nhà mạng (đây là các nguyên nhân chung dẫn đến tốc độ truy cập Internet không như mong muốn).

1. Nhiễu tín hiệu do thời tiết

Nhiễu tín hiệu do thời tiết thường xảy ra trên đường truyền Internet băng thông rộng ADSL FPT (cáp đồng) nói riêng và các dịch vụ ADSL khác nói chung. Do sử dụng cáp đồng truyền tín hiệu điện nên chất lượng tin hiệu phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Chính vì thế vào các ngày mưa kéo dài, thời tiết ẩm ướt đường truyền Internet bị chậm, chập chờn không ổn định như thường ngày, chất lượng tín hiệu kém, tính ổn định không cao... Hơn cả, trong một số trường hợp có thể mất tín hiệu Internet hoàn toàn.

Khắc Phục: Không thể khắc phục (phụ thuộc 100% vào thời tiết), đây là nguyên nhân bất khả kháng. Ngoài ra bạn có thể chuyển sang đường truyền cáp quang FTTH để tín hiệu ổn định hơn (trên thực tế cáp quang gần như không bị ảnh hưởng do thời tiết, tốc độ kết nối Internet nhanh nhưng giá cước còn khá cao).

2. Xung đột các thiết bị trong mạng Lan

Hiện nay, tất cả Modem do FPT Telecom trang bị cho khách hàng đều có giải IP thiết lập thiết bị mặc định là 192.168.1.1. Trên thực tế có rất nhiều thiết bị có giải IP thiết lập thiết bị mặc định trùng với giải IP Modem do FPT Telecom trang bị như Router WiFi, Switch của các hãng như Tenda, TP-Link (toàn bộ Router WiFi của TP-Link).... Trong trường hợp này hệ thống mạng Lan sẽ bị xung đột IP với nhau gây lên tình trạng truy cập Internet rất chậm, chập chờn hoặc mất kết nối hoàn hoàn.

Khắc Phục: Khi hệ trong mạng Lan bị xung đột bạn có thể cài đặt lại IP thiết lập mặc định của Modem hoặc Router WiFi, Switch (khi thiết lập phải đảm bảo rằng dải IP đó là duy nhất mạng Lan nội bộ) hoặc tắt dịch vụ DHCP của Modem hoặc Router WiFi, Switch (chi nên tắt một thiết bị nhằm đảm bảo hệ thống vẫn cấp IP tự động cho các máy đang sử dụng trong hệ thông mạng - chúng tôi khuyên nên tắt DHCP của Router WiFi, Switch).

3. Chia sẻ mạng kết nối cho nhiều máy

Các gói dịch vụ mạng FPT đều được thiết kế phù hợp cho nhu cầu sử dụng của khách hàng. Trong nhiều trường hợp khách hàng sử dụng một đường truyền với băng thông hạn hẹp chia sẻ cho rất nhiều máy sử dụng. Với nhu cầu, mức độ sử dụng cao (quá nhiều máy sử dụng) sẽ làm khiến thiết bị Modem hoạt động hết công xuất (nhu cầu vượt mức so với băng thông đường truyền) dẫn đến thiết bị nhanh nóng làm giảm hiệu xuất giải mã tin hiệu Internet. Điều này sẽ khiến tốc độ truy cập mạng bị chậm, chập chờn hoặc cũng có thể mất kết nối mạng Internet trên một số máy được chia sẻ.

Khắc Phục: Hạn chế số lượng máy sử dụng cho phù hợp với đường truyền Internet hiện có (MegaSave tối đa 3 máy, MegaYou tối đa 6 máy sử dung, MegaMe tối đa 8 máy sử dụng....), để khắc phục tình trạng này bạn nên hạn chế tối đa hoặc không tiến hành Download dữ liệu, xem phim trực tuyến trong giờ cao điểm.

Theo MangFPT.Net
Chi tiết bài đăng tại ĐÂY